Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho nhân dân trong mùa mưa lũ

Thứ ba, 11/07/2023 07:07

TMO - Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh; đồng thời, rà soát các điểm dân cư có nguy cơ sạt, trượt để bảo đảm tính mạng và tài sản của người dân... 

Theo số liệu tổng hợp rà soát từ các địa phương, các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh gồm: Các điểm xung yếu 11 vị trí đê điều xung yếu; 50 hồ chứa Thủy lợi có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du; 11 hồ chứa Thủy điện có nguy cơ mất an toàn hoặc xả lũ ảnh hưởng lớn đến vùng hạ du; 234 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai;....

Hầu hết, các điểm xung yếu đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai hàng năm nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người dân xung quanh. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan chỉ đạo ứng phó thiên tai nhất là các điểm xung yếu, đảm bảo hiệu quả, kịp thời trong mùa mưa lũ năm 2023.

Đối với các khu vực sạt lở, sạt trượt, trượt lở có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn tỉnh (sạt lở xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn; sạt trượt đá lăn ở thôn Lạt, xã liên Sơn, huyện Lương Sơn , Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã yêu các các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng phương án xử lý đảm bảo an toàn về người và tài sản cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Toàn tỉnh có 04 công trình đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đang được triển khai các bước tiếp theo (trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập và trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu ; 01 công trình đang trình phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình. Trong năm 2022, Dự phòng ngân sách tỉnh đã trích 31,5 tỷ đồng; Quỹ Phòng chống thiên tai là 1,9 tỷ đồng để phục hồi sửa chữa một số công trình trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 234 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 5.215 hộ dân nằm trong vùng bị ảnh hưởng thiên tai cần phải có phương án bố trí sắp xếp, ổn định dân cư, trong đó: Khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, đá lăn có 143 điểm với 3.298 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư Khu vực thường xuyên bị ngập úng có 70 điểm với 1.750 hộ bị ảnh hưởng cần phải bố trí ổn định dân cư, bao gồm: Huyện Mai Châu 06 điểm với 111 hộ (các xã: ; huyện Lạc Thủy 740 hộ; huyện Cao Phong 8 hộ; huyện Yên Thủy 659 hộ; huyện Lương Sơn 209 hộ; huyện Kim Bôi 23 hộ.

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành chức năng, địa phương cần tập trung các phương án sẵn sàng ứng phó đối với các khu vực, công trình trọng điểm về thiên tai có nguy cơ sạt lở cao. Tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, kênh, rạch, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng. Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.

Phòng chống sạt lở đất do mưa lớn là nhiệm vụ quan trọng được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai. 

Hệ thống đê điều toàn tỉnh hiện có trên 42 km, gồm 3 tuyến đê cấp III là Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong; 2 tuyến đê cấp IV và 3 tuyến đê cấp V do địa phương trực tiếp quản lý. Các tuyến đê nằm trên địa bàn TP Hòa Bình và 2 huyện Lương Sơn, Yên Thủy. Những năm gần đây, hệ thống đê điều được quan tâm xây mới, nâng cấp mở rộng. Đặc biệt là các tuyến đê Đà Giang, Quỳnh Lâm, Ngòi Dong đã được nâng cấp kết hợp giao thông đô thị. Trước đó, UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc Phê duyệt phương án bảo vệ an toàn các trọng điểm xung yếu cho đê điều trong mùa mưa lũ năm 2023.

Theo đó, đối với đoạn từ K0+982 - K1+187 đê Đà Giang thành phố Hòa Bình (đoạn đường chui qua cầu Hòa Bình)  nếu xảy ra sự cố bất lợi nhất khi mưa lớn kéo dài, mực nước hồ Hòa Bình lên nhanh, NMTĐHB xả lũ, mực nước sông Đà đạt báo động II (+22.00) nước tràn vào đường chui; khi mực nước lũ tiếp tục dâng cao trên cao trình mực nước lũ thiết kế +24,15m, khả năng mất an toàn cho đê là rất lớn. Nếu xảy ra sự cố này, phương án được xác định để xử lý là huy động các lực lượng trực 24/24h, tại vị trí 2 đầu đường chui dựng biển báo cấm qua lại; huy động lực lượng, máy móc chuẩn bị đóng bao tải đất, cọc ghim.

Đối với cống tiêu C34 tại vị trí K0+830 đê Ngòi Dong, nếu xảy ra sự cố bất lợi nhất, NMTĐHB xả lũ, nước ở hạ lưu vượt báo động I, có khả năng chảy vào trong khu dân cư qua cống khi cánh phai bị kẹt do sự cố. UBND tỉnh chỉ đạo, giải pháp xử lý là tiến hành hoành triệt ngay cống tiêu nước qua đê tại vị trí K0+830, bằng bao tải đất tại đầu cống cửa vào, trống bằng khung tre hoặc vật liệu khác tương tự. Việc đắp bao tải phải được đắp so le, đắp theo hình thang dưới to nhỏ dần trên đỉnh và đắp kín toàn bộ khoang cống...

Với cống thoát nước qua đê tại vị trí K1+757 đê Ngòi Dong, khi có thông báo xả lũ từ báo động II cần tiến hành hoành triệt ngay cống bằng bao tải đất tại đầu cống cửa vào và triển khai các biện pháp xử lý như với cống tiêu C34. Đồng thời, sử dụng bạt chắn toàn bộ diện tích cống phía sông; sử dụng bao tải đất đắp cố định tấm bạt phủ tránh nước rò rỉ. Khi mực nước tiếp tục dâng trên báo động II và có khả năng đạt mực nước lũ thiết kế +24,15m phải cắt cử người canh gác tại cống; cắm biển báo cấm lưu thông qua lại, trừ phương tiện hộ đê. Thông báo đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng khi có nguy cơ xói lở cống để chủ động phòng chống, di dời khi cần thiết. 

Địa phương này đã chủ động các phương án bảo vệ an toàn các trọng điểm xung yếu cho đê điều trong mùa mưa lũ năm 2023.

Đối với đoạn từ Km2+850 - K2+950 tuyến đê Quỳnh Lâm, giải pháp xử lý khi xảy ra sự cố bất lợi nhất, nước xấp xỉ tràn phải khẩn trương lấy đất và bao tải dự trữ đắp con trạch chống tràn. Trường hợp nước tiếp tục lên và tràn qua đê cần thực hiện biện pháp vừa chống tràn, vừa chống sóng, dùng bao tải đất đắp con trạch lớp dưới rộng hơn lớp trên theo kiểu hình thang; cắm biển báo cấm lưu thông qua lại, trừ phương tiện hộ đê. Thông báo đến nhân dân khu vực bị ảnh hưởng, nhất là nhân dân các phường Quỳnh Lâm, Phương Lâm, Đồng Tiến để chủ động kê kích tài sản, vật dụng, sẵn sàng di dời khi cần thiết.

Đặc biệt, với trường hợp xảy ra sự cố vỡ đê, UBND tỉnh chỉ đạo áp dụng phương án di chuyển dân và ứng cứu như trường hợp nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ với lưu lượng trên 15.500 m3/s; phát lệnh sơ tán lên các địa điểm, theo phương án được Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Hoà Bình phê duyệt và theo Quyết định số 2670/QĐ-UBND, ngày 12/11/2018 của UBND tỉnh phê duyệt phương án sơ tán dân hạ du khi xả lũ.

Tỉnh đã bố trí phương án bố trí ổn định dân cư để đảm bảo an toàn trong các mùa mưa bão 2023: Tiếp tục thực hiện bố trí ổn định dân cư theo hình thức di chuyển tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh năm 2022-2023. Bố trí ổn định dân cư theo hình thức di dân tập trung: 28 khu tái định cư bố trí cho 915 hộ; bố trí ổn định theo hình thức di dân xen ghép 109 điểm bố trí 1.471 hộ; bố trí 102 điểm bố trí ổn định cho 2.829 hộ. 

Toàn tỉnh hiện có 544 hồ chứa thủy lợi các loại, theo rà soát toàn tỉnh hiện có 134 hồ bị hư hỏng, xuống cấp, chiếm 24,6% tổng số hồ chứa; 410 hồ còn lại hoạt động bình thường. 22 công trình hồ chứa bị hư hỏng đang được đầu tư sửa chữa từ nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện và nguồn vốn WB8, tuy nhiên do khó khăn về kinh phí nên thiếu vốn để sửa chữa, nâng cấp; hàng năm, các đơn vị quản lý, khai thác thực hiện gia cố đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.

Tổng số các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, xuống cấp cần nâng cấp sửa chữa là 160 hồ, đập, bai. Các hồ, đập bị hư hỏng ở các hạng mục như: Thấm qua thân và nền đập, lún, nứt, sạt trượt mái dốc, xói lở thượng hạ lưu, hư hỏng, xói lở tràn hoặc tràn không đảm bảo khả năng thoát lũ, rò rỉ cống lấy nước… cần phải có kế hoạch để sửa chữa trong thời gian tới với tổng kinh phí dự kiến 683 tỷ đồng.

Có 48 bai, đập dâng và công trình khác cần phải sửa chữa trong thời gian tới với tổng kinh phí dự kiến 1.706 tỷ đồng. Việc khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022 đã được các địa phương, đơn vị chủ động thực hiện. 6 hạng mục công trình được hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn Trung ương, 14 hạng mục công trình được hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh và Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh.

Nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó thiên tai và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi tại các cấp, UBND các huyện, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT tỉnh, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của ngành và của tỉnh. Theo đó, xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Xác định các công trình đang có sự cố, hư hỏng trọng điểm, xây dựng phương án đảm bảo an toàn; phối hợp chặt chẽ để triển khai phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ 2023; xây dựng, hoàn thiện quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn công trình giữa địa phương và đơn vị quản lý. Nghiêm cấm việc cắt xẻ công trình đầu mối để triển khai thi công khi không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ.

Đối với các công trình đang thi công phần cống phải tập trung nhân lực, vật lực đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn. Đối với những công trình thi công đã hoàn thành hạng mục đập đất, cống lấy nước, trong quá trình tích nước đề nghị đơn vị quản lý, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện thấy hiện tượng bất thường phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá mức độ an toàn. Đối với những công trình hồ chứa đang thi công còn thiếu vốn, UBND các huyện, thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí để hoàn thành công trình.

UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, địa phương phối hợp đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ thủy điện vận hành xả lũ trong mùa mưa bão. 

Trong công tác bảo đảm an toàn cho người, tài sản trước và trong mùa mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê cụ thể các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, kênh, rạch, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng.

Đồng thời có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời. Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp phép, khai thác cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch để hạn chế xảy ra sạt lở, đồng thời bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án hạ tầng giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật.

Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, kênh rạch, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ. Kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình ven sông, suối, kênh rạch, đào sẻ đồi, núi xây dựng công trình nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở; đồng thời chủ động rà soát, sắp xếp lại dân cư tại các khu vực không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng đến dòng chảy hoặc có nguy cơ sạt lở cao ven sông, suối, kênh rạch, đồi núi.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và các cơ quan truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi trên sông theo đúng quy định của pháp luật, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực quản lý đặc biệt là việc nạo vét, tập kết cát sỏi lòng sông, suối không đúng quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động quản lý đất đai, cấp phép, khai thác cát sỏi. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình sạt lở ở các địa phương theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống sạt lở và thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho công trình thuộc trách nhiệm quản lý và theo chức năng quản lý nhà nước được giao.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo kiểm tra, rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở nhằm bảo đảm an toàn giao thông thông suốt trên các tuyến đường do ngành quản lý và các trục giao thông chính; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đảm bảo an toàn, xử lý sạt lở đối với các tuyến đường do địa phương quản lý.

Sở Xây dựng chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng để hạn chế xảy ra sự cố sạt lở, rà soát, đánh giá sớm khắc phục tình trạng ngập úng tại các đô thị, khu dân cư khi mưa lớn; Về lâu dài, phải kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch, xây dựng nhà cửa, công trình ven sông, suối, kênh rạch, đào sẻ đồi, núi xây dựng công trình nhằm khắc phục tình trạng nhà cửa, công trình lấn chiếm dòng chảy, tăng nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở.

Sở Công Thương chỉ đạo công tác phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn đối với lực lượng và công trình thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, nhất là hệ thống cung cấp, truyền tải điện, hầm lò, bãi thải khai thác than. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh: Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương và thành viên Ban Chỉ huy triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai, sạt lở theo chức năng nhiệm vụ được giao.

 

 

Hải Nguyễn 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline