Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Chủ động các giải pháp ứng phó hạn mặn mùa khô

Chủ nhật, 21/01/2024 05:01

TMO - Để ứng phó với các tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với vụ mùa 2023-2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng 3 kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn với 3 cấp độ khác nhau.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, trong thời kỳ cao điểm (tháng 2 - 4/2024) có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ. Trước cảnh báo về hạn hán và xâm nhập mặn, Bạc Liêu đã chủ động xây dựng các kịch bản để ứng phó. Cụ thể, đối với vụ lúa đông xuân chính vụ 2023 - 2024, kế hoạch xuống giống khoảng 44.000ha.

Theo ngành chức năng, nếu có nguy cơ thiếu nước ngọt, nắng hạn kéo dài thì khuyến cáo nông dân không sản xuất lúa đông xuân chính vụ năm 2023 - 2024 với khoảng 2.900ha ở một số khu vực như: Gồm diện tích tập trung ở phía Tây trục kênh Vĩnh Phong và diện tích ven theo các cống thuộc Tiểu vùng giữ ngọt thuộc TX. Giá Rai, các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi và Phước Long… Vụ lúa trên đất tôm năm 2023-2024, tỉnh Bạc Liêu xuống giống 42.000ha. 

Theo đánh giá của ngành chức năng, lúa đạt năng suất cao phụ thuộc nhiều yếu tố; trong đó, quan trọng là ngành nông nghiệp đã chủ động bố trí khung lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa thích nghi và làm tốt công tác dự báo, thông báo tình hình liên quan đến sản xuất. Kết quả là lúa trên đất tôm được gieo sạ và thu hoạch sớm, trúng mùa, tránh được hạn mặn.

Vận hành cống ngăn mặn - giữ ngọt, đáp ứng nguồn nước phục vụ nuôi tôm. Ảnh: MĐ. 

Để chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước cục bộ, xâm nhập mặn, Bạc Liêu đã xây dựng các kịch bản và đưa ra các giải pháp ứng phó. Theo nhận định, diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 sẽ gay gắt tương đương như mùa khô năm 2015 - 2016. Trên cơ sở này, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình diễn biến hạn, mặn để chủ động vận hành điều tiết các cống dọc Quốc lộ 1A trên địa bàn TX. Giá Rai, không để nước mặn (4‰) vượt qua ngã tư Phó Sinh vào tháng 1 - 2/2024. Các huyện Hồng Dân, Phước Long và TX. Giá Rai sẽ tiến hành đắp 98 con đập tạm để ngăn mặn - giữ ngọt cho vụ lúa trên đất tôm.

Để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất, thị xã Giá Rai  phối hợp chặt chẽ với Ban điều tiết nước tỉnh để theo dõi độ mặn. Đồng thời đầu tư xây dựng ô đê bao khép kín vùng ngọt chuyên sản xuất lúa ổn định 7.000ha trên địa bàn các xã, phường. Theo đó, đầu tư 6 cống và 4 trạm bơm tuyến trục kênh Vĩnh Phong, thi công 22 công trình nạo vét kênh với chiều dài hơn 95km, tổng kinh phí khoảng 18 tỷ đồng.

Đặc biệt, để chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất cho 3.000ha lúa - tôm ở xã Phong Thạnh A, tỉnh đã đầu tư 21 cống khép kín với kinh phí 114 tỷ đồng Nếu nguồn nước ngọt từ sông Hậu về Bạc Liêu bị suy giảm do tác động của triều biển Đông từ Cà Mau qua trục kênh Chắc Băng, cộng với việc điều tiết nước mặn vào vùng Bắc Quốc lộ 1A và tác động của triều biển Tây từ sông Cái Lớn (Kiên Giang), nước mặn từ phía Bắc huyện Hồng Dân vẫn có khả năng theo rạch Xẻo Chích xâm nhập sâu qua Ngã Năm - Sóc Trăng và từ đó xâm nhập vào vùng ngọt của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang. Cụ thể, trong các tháng 1, 2, 3, 4/2024, nếu xảy ra nguy cơ xâm nhập mặn, những ngày triều cường biển Đông (một tháng 2 lần, mỗi lần 5 - 6 ngày), không mở 2 cống lớn Giá Rai, Hộ Phòng lấy nước mặn vào, mà chỉ đóng cống, hoặc xổ nước ra 1 chiều; những ngày triều kém và triều trung bình thì mới mở cống lấy nước mặn vào.

Để thực hiện có hiệu quả kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của UBND tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất với các giải pháp cụ thể. Diện tích lúa trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi thu hoạch từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2/2024 khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước lúc cuối vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, củng cố ô đê bao, trạm bơm, trang bị những động cơ bơm di động để khi có nắng hạn kéo dài gây thiếu nước ngọt sẽ có giải pháp đảm bảo tưới tiêu nước phục vụ sản xuất.

Trong khi đó, đối với sản xuất lúa vụ lúa trên đất tôm 2023-2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo sử dụng giống lúa ngắn ngày, chịu mặn để đảm bảo năng suất lúa. Đồng thời nông dân cần gia cố bờ bao tích trữ nước ngọt, cùng với đó là theo dõi diễn biến mặn trên đồng ruộng và kênh rạch để áp dụng các biện pháp thay nước để giảm mặn trên ruộng. Đối với lúa vụ Đông Xuân 2023-2024, khi nhận thấy nguy cơ thiếu nước ngọt, nắng hạn kéo dài, các địa phương cần khuyến cáo nông dân không sản xuất ở những khu vực không có hệ thống ô đê bào khép kín hoặc không chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ bơm tác. Dự kiến diện tích ở những khu vục này gần 3.000ha.

Nạo vét tuyến kênh nội đồng để dẫn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện Hồng Dân. Ảnh: CL.  

Ngành nông nghiệp cũng đầu tư trên 21 tỷ đồng thực hiện duy tư, sửa chữa cống, trạm bơm, máy bơm; triển khai kế hoạch đắp 448 đập tạm để tổ chức bơm chuyền cấp và trữ nước ngọt cho lúa đông xuân phòng, chống hạn mặn. Cùng với ngành nông nghiệp, các địa phương cũng đầu tư hạ tầng, nhất là đầu tư xây dựng mới các cống, nạo vét các tuyến kênh thủy lợi để bảo vệ sản xuất lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

Chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện chỉ đạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát ảnh hưởng của El Nino, diễn biến thời tiết, nguồn nước, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên cả nước, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung, Tây Nguyên để các cơ quan chức năng, các địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kiên quyết không để xảy ra bị động, bất ngờ.

Các đơn vị liên quan, tổ chức thu thập thông tin về tình hình nguồn nước, vận hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khai thác sử dụng nước của các nước ở thượng nguồn các sông xuyên biên giới để phục vụ công tác dự báo nguồn nước, nguy cơ thiếu nước về một số hồ chứa lớn ở Bắc Bộ và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức theo dõi sát diễn biến và có dự báo chuyên ngành về nguồn nước, chất lượng nước và nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để cung cấp thông tin cho các địa phương và người dân; đồng thời chủ động chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với diễn biến thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là thời kỳ cao điểm thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo vận hành linh hoạt, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn; xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác, kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

 

 

Thanh Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline