Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 00:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

Thứ tư, 15/06/2022 11:06

TMO - Hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao, Bạc Liêu đã ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Kế hoạch được xây dựng đồng thời thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.

Bên cạnh đó, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa nông thôn với thành thị và giữa các địa phương với nhau.

Tỉnh Bạc Liêu thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 

Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo. 

Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trọng tâm là tôm ứng dụng công nghệ cao, quản trị hiện đại, liên kết chuỗi giá trị; lúa gạo chất lượng cao gắn với phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản phù hợp lợi thế của từng vùng; phát triển bền vững, toàn diện kinh tế biển theo hướng hiện đại gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, phát huy vai trò là trụ cột của nền kinh tế.

Tỉnh Bạc Liêu xác định cây lúa là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Vì thế, Bạc Liêu sẽ giữ diện tích gieo trồng lúa đạt 198.696ha và cho sản lượng trên 1,2 triệu tấn/năm. Theo đó, thực hiện cánh đồng lớn gắn với bao tiêu lúa gạo đạt 100.000ha gieo trồng lúa, chiếm trên 50% diện tích gieo trồng và xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, sạch bệnh quy mô 1.700ha. 

Bạc Liêu tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực là lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng các vùng sản xuất hữu cơ phù hợp. Đồng thời, giữ ổn định diện tích đất chuyên trồng lúa nước 58.900ha ở tiểu vùng giữ ngọt ổn định phía Bắc Quốc lộ 1A.

Theo Chiến lược, địa phương này triển khai mở rộng địa bàn sản xuất mô hình lúa-tôm cho hiệu quả kinh tế cao 

Mở rộng địa bàn sản xuất lúa trên đất tôm - lúa đạt từ 43.000 - 48.000ha ở tiểu vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc Quốc lộ 1A gắn với tăng cường đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi phân ranh mặn - ngọt, nạo vét hệ thống kênh mương bị bồi lắng và phát triển hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ.

Qua đó, từng bước thực hiện kiên cố hóa kênh mương phục vụ cho phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao (lúa thơm, lúa đặc sản), lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu. Trong đó, vùng lúa chất lượng cao chiếm trên 92% diện tích gieo trồng, lúa chất lượng trung bình, thấp và giống khác chiếm dưới 8% diện tích gieo trồng.

Bên cạnh đó, Bạc Liêu sẽ tập trung xây dựng, phát triển thêm nhiều cánh đồng lớn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiệu quả và liên kết bao tiêu lúa gạo. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao mang thương hiệu Bạc Liêu; xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chống chịu được hạn hán, xâm nhập mặn, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tại Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững tỉnh Bạc Liêu đưa sản xuất tôm trở thành ngành sản xuất nông nghiệp mũi nhọn của tỉnh, nhằm nhanh chóng hoàn thành được mục tiêu trở thành “thủ phủ” tôm của cả nước.

Theo đó, Bạc Liêu sẽ phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt trên 150.410ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh 6.000ha, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 28.000ha và góp phần cho tổng sản lượng NTTS đạt 540.000 tấn/năm. Tập trung phát triển với 2 đối tượng chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Đặc biệt, ưu tiên phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh và xác định nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. 

Tỉnh Bạc Liêu tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: TC 

Đồng thời, nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn và phát triển ổn định, bền vững mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm sạch như: tôm - lúa, tôm - rừng và ứng dụng rộng rãi NTTS có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, Organic, ASC, MSC… nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững gắn với cấp mã số truy xuất nguồn gốc.

Với mục tiêu trở thành "thủ phủ" tôm của cả nước, Bạc Liêu sẽ tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng, nhất là Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (giai đoạn 2), các vùng nuôi tôm siêu thâm canh theo quy trình khép kín trong nhà kín; nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; nuôi trong nhà lưới, nhà màng; vùng sản xuất lúa - tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh gắn với xây dựng cánh đồng lớn, phấn đấu đạt 30.000ha.

Ngoài ra, kết hợp đầu tư các công trình thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững và Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu…

Theo chiến lược này, đến năm 2030, giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 2 tỉ USD; tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 20%; lao động nông thôn qua đào tạo 74%; tổng giá trị khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 540.000 tấn. 

UBND tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Chiến lược; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Thường xuyên đôn đốc, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện hàng năm và theo yêu cầu; tham mưu tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

 

Minh Tâm 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline