Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 12:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

"Cây xanh" - góp phần đưa Hà Nội thành đô thị thân thiện, gần gũi

Chủ nhật, 19/03/2023 09:03

TMO - Chuyên trang du lịch nổi tiếng thế giới TripAdvisor đã công bố 25 điểm đến được yêu thích nhất châu Á 2022. Trong đó, TP Hà Nội đứng thứ 13, được giới thiệu là một thủ đô thân thiện, hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa lâu đời.

Trong nhiều năm qua, "cây xanh" là hạng mục luôn được Hà Nội quan tâm. Không ít đường phố được nâng cấp, mở rộng, ở 2 bên đường được trồng mới nhiều loại cây xanh. Những con đường mới mở sau này, mang vóc dáng hiện đại như đường Phạm Văn Đồng, đường Phạm Hùng, đường Lê Đức Thọ, đường Hoàng Quốc Việt, đường Võ Chí Công, đường Võ Nguyên Giáp…, dọc 2 bên các đường phố này, đều mọc lên những vườn cây xanh, hàng cây xanh.

Thống kê trên địa bàn thành phố có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); phượng (khoảng 12.500 cây); muồng (khoảng 7.000 cây); sấu (khoảng 22.000 cây); bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80-100 năm. Để tiếp tục "phủ xanh đô thị", Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch trồng mới 500 nghìn cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, trong năm 2023, Hà Nội sẽ trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, hố trống, cây cong, xấu, già cỗi; thay thế cây xanh không thuộc danh mục cây đô thị trên một số tuyến phố, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cây xanh đô thị được trồng đường phố ở Hà Nội cơ bản phải xét tới mấy yếu tố như chịu được điều kiện đất đai, thời tiết đặc thù tại Hà Nội; chống chịu được gió bão; hình dáng đẹp, tán có hình khối vừa tạo dáng vừa che bóng được; hoa – quả có mùi thơm thì tốt, hay ít nhất phải không độc, không gây ô nhiễm; cây phải ít sâu bệnh…

Hà Nội nên quy hoạch mỗi đường là một loại cây, phân bố làm sao để bốn mùa đều có những tuyến đường hoa nở. Điều này sẽ giúp thành phố Hà Nội luôn luôn trong trạng thái cây xanh mát, hoa khoe sắc. “Cây xanh là một thể sống, có sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài, khác xa so với các kiến trúc máy móc. Nó có thể thay đổi theo mùa vụ, theo tuổi, khí hậu, đất đai. Vì thế, việc cây xanh được trồng như thế nào, trồng ở đâu cần tính toán, nghiên cứu tỉ mỉ. Vì vậy, Hà Nội cần nghiên cứu, trồng nhiều hơn các loài cây phù hợp với khí hậu lạnh, mà vẫn cho vẻ đẹp tự nhiên.

Hà Nội nên quy hoạch mỗi đường là một loại cây, phân bố làm sao để bốn mùa đều có những tuyến đường hoa nở.

Tuy nhiên, câu chuyện cây xanh đô thị ở Hà Nội vẫn còn không ít tồn tại. Theo đó, việc trồng cây không chỉ phủ xanh thành phố, giúp điều hòa không khí, góp phần cải tạo môi trường… mà còn góp phần tạo điểm nhấn cho từng tuyến phố.

Bên cạnh việc quy hoạch mỗi đường là một loại cây, cần phân bố để 4 mùa đều có những tuyến đường hoa nở. Hiện, Hà Nội đang rất thiếu những loại cây nở hoa trong mùa đông, nên thành phố cần nghiên cứu, trồng nhiều hơn các loài cây phù hợp với khí hậu lạnh để luôn trong tình trạng cây cối xanh mát, hoa khoe sắc. Chúng ta hiểu rõ, vì sao phải trồng nhiều cây xanh, nhất là trồng cây xanh ở một thành phố có đông đúc dân cư sinh sống, có đường phố dày đặc với đủ loại phương tiện tham gia giao thông đêm ngày không ngớt như Hà Nội. Nhưng trên hết đó là vì một Hà Nội mãi là " thành phố xanh hòa bình"!

Thống kê trên địa bàn thành phố có khoảng 211.470 cây bóng mát, trong đó khu vực 12 quận có 149.075 cây, với các loài chủ yếu: Xà cừ (khoảng 8.000 cây); phượng (khoảng 12.500 cây); muồng (khoảng 7.000 cây); sấu (khoảng 22.000 cây); bằng lăng (khoảng 13.500 cây)... Trong số này, có khoảng 20% cây bóng mát có tuổi đời 80-100 năm.

Hà Nội hiện là một trong những thành phố có nhiều cây xanh nhất trên thế giới. Một trong những điểm tạo nên sự thân thiện của Thủ đô đó là sự xanh mát của bóng cây. Hà Nội ấn tượng với các tuyến phố cổ thường được trồng những loại cây đặc trưng, như phố Phan Đình Phùng với hàng sấu cổ thụ trải dài, tán lá dày xanh mướt. Hay phố Lò Đúc với những thân cây sao đen cao hàng chục mét, vượt lên những ngôi nhà cao tầng.

Vài năm vừa qua, hệ thống cây xanh của Hà Nội đã có những chuyển biến rất rõ rệt, tích cực. thành phố đẹp hơn, xanh mát hơn nhờ các hàng cây đều tăm tắp, màu sắc phong phú, đẹp quanh năm. Một số tuyến đường còn trở thành “điểm hẹn” cho giới trẻ đến chụp ảnh, hoặc diễn ra hoạt động văn hoá, văn nghệ. Hà Nội bây giờ đã thật sự đẹp hơn rất nhiều trong mắt khách du lịch.

 

 

H. Anh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline