Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 19:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Cây sa mu dầu hàng nghìn năm tuổi giữa đại ngàn

Chủ nhật, 18/08/2024 07:08

TMO - Với tuổi đời hơn 2.000 năm, cây sa mu dầu thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An là niềm tự hào của cán bộ của Vườn quốc gia Pù Mát nói riêng và cả tỉnh nói chung.

Vườn quốc gia Pù Mát là một khu rừng đặc dụng, có diện tích gần 95.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Theo tiếng đồng bào dân tộc Thái, Pù Mát có nghĩa là những con dốc cao. Vườn quốc gia Pù Mát được xác định là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do UNESCO công nhận năm 2007.

Cây sa mu cổ thụ này được một nhóm chuyên gia về đa dạng sinh học phát hiện vào năm 1998. Ảnh: NT

Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn có những thác nước hùng vĩ, tính đa dạng sinh học với hàng nghìn loài thực vật và động vật phong phú. Đặc biệt nhất trong Vườn quốc gia Pù Mát đó là cây sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi.

Cây sa mu cổ thụ này được một nhóm chuyên gia về đa dạng sinh học phát hiện vào năm 1998. Cây nằm ở thượng nguồn Khe Bu thuộc địa bàn xã Châu Khê (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An), cây có chiều cao khoảng hơn 70m, đường kính thân hơn 5,5m. Vào tháng 10-2010, cây sa mu cổ thụ đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Rêu phong cổ kính trên gốc sa mu hơn 2.000 năm tuổi. Ảnh: NT.

Cây sa mu dầu hàng nghìn năm tuổi là niềm tự hào của cán bộ của Vườn quốc gia Pù Mát nói riêng và cả tỉnh Nghệ An nói chung... Cây sa mu dầu có tên khoa học là Cunninghamia konishii hayata, thuộc họ Taxodiaceae. Người dân địa phương (đồng bào Thái) tại huyện Con Cuông còn gọi là cây Mậy Pẹc.

Sa mu dầu là nguồn gen quý hiếm thuộc nhóm 1A trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Loài cây này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ sa mu dầu là loại gỗ quý, bền, ít mối mọt, có mùi hương đặc trưng, vân gỗ rất đẹp. Sa mu dầu đang đối mặt với nguy cơ đe dọa tuyệt chủng và cần sự ưu tiên trong công tác bảo tồn.

Hiện cây sa mu dầu được Vườn quốc gia Pù Mát bảo vệ rất nghiêm ngặt. Cây sa mu chủ yếu phân bố trong những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc biên giới Việt - Lào. Đây là loại cây quý hiếm với phân bố hẹp và đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng cao, được đưa vào các loài thực vật được ưu tiên bảo tồn.

Là một loài cây quý hiếm cho nên việc tìm thấy cây sa mu dầu và bảo tồn, bảo vệ cây, thêm một lần nữa chứng tỏ vùng rừng nguyên sinh của Vườn quốc gia Pù Mát có nhiều giá trị phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn loài. Do đó, cứ 3 tháng 1 lần, Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát lại cử đoàn cán bộ vào vị trí cây sa mu này để kiểm tra, bảo vệ cây sa mu cổ thụ, đồng thời quản lý và bảo vệ rừng.

Quần thể sa mu dầu cùng các loài cây khác tại Vườn quốc Gia Pù Mát. Ảnh: DC.

Được biết ở Việt Nam, loại cây này chỉ được ghi nhận phân bố ở một số khu vực hẹp với số lượng ít tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Thanh Hóa và nhiều nhất tại Nghệ An (Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt). Sa mu dầu cũng là loại gỗ quý, nhẹ, chắc, thơm và có giá trị kinh tế rất cao, thuộc loại gỗ nhóm I.

 

 

Thuỳ An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline