Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 14:04

Tin nóng

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Thứ hai, 28/04/2025

Cây đa cổ thụ bên đền Bà Kiệu

Thứ năm, 12/05/2022 21:05

TMO - Nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện đền Ngọc Sơn tại khu vực bờ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cây đa cổ thụ bên cạnh ngôi đền thờ Bà Kiệu đã trở thành hình ảnh quen thuộc của nhiều người dân Thủ đô.

Cây đa cổ thụ bên cạnh đền Bà Kiệu có kích thước đồ sộ với vòng thân rộng hàng chục mét đã trải qua nhiều biến cố lịch sử của Thủ đô. 

Tán cây rộng lớn phủ kín của khoảng không gian trên phố đi bộ 

Được biết, cây đa bên đền Bà Kiệu là một trong những cây đa có đường kính tán và tuổi đời cao nhất nhì ở Thủ đô, mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của người Hà Nội. Theo các tài liệu, cây đa có cùng thời gian với sự hình thành của ngôi đền cổ Bà Kiệu vào thế kỷ 17.

Cây có nhiều thân, thân chính nằm ở giữa 

Theo sử sách ghi lại, vị trí của cây đa bây giờ là của một cây gạo lớn, quan lại thời xưa đi tới lễ đền thường buộc ngựa vào gốc cây gạo này. Khi chim chóc ăn quả đa tha về để vào chỗ mục của thân cây gạo thì mọc lên một cây đa nhỏ. Cây đa lớn dần, bao bọc xung quanh cây gạo rồi “nuốt” chửng cây gạo.

Cây gạo chết đi để lại một hõm sâu trong lòng cây đa 

Vì không thể phát triển, cây gạo đã chết mục nên người xưa mới gọi là cây đa "bóp cổ", bởi nó được mọc trên thân của một cây gạo và khiến nó bị chết. Cũng chính vì thế mà phần giữa của thân cây đa có một vết hõm sâu.

Cây đa hiện có chiều cao khoảng trên 25 m, tán lá rộng khoảng 30 m, gốc lớn khoảng chục người ôm. Đây là một trong những cây cổ thụ lớn nhất trên địa bàn Hà Nội.

Suốt hơn 4 thế kỷ tồn tại, cây đa cổ thụ vẫn tỏa bóng mát 

Cây có tán lá rộng hàng trăm mét, phủ bóng mát cho cả đoạn đường phía trước ngôi đền cổ. Những ngày nắng nóng, bóng cây cũng trở thành điểm hóng mát của nhiều người khi đến với khu vực hồ Gươm. 

Tán lá của cây rộng, bao phủ toàn bộ mái đình 

Trải qua năm tháng, cây đa bên đền Bà Kiệu đã trở thành dấu ấn lịch sử quý giá của mảnh đất, con người Thủ đô Hà Nội. 

 

Vũ Cừ

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline