Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 22:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Cận cảnh “cụ” lim “độc nhất vô nhị” ở xứ Thanh

Thứ hai, 13/01/2025 14:01

TMO - Giữa Vườn Quốc Gia (VQG) Bến En (tỉnh Thanh Hoá), cây lim xanh gần 700 trăm năm tuổi vẫn phát triển xanh mướt giữa đại ngàn xứ Thanh.

Cây lim xanh có tên địa phương là Thiết Lim, tên khoa học là Erythrophleum fordii Olive, thuộc họ đậu (Fabaceae), nằm trên địa phận giáp ranh giữa 2 xã Xuân Khang (Như Thanh) và xã Tân Bình (Như Xuân), thuộc quản lý của VQG Bến En.

Theo hồ sơ đề nghị xét duyệt Cây Di sản Việt Nam, cây lim xanh này khoảng gần 700 năm tuổi, có chiều cao khoảng 29m, đường kính tán 20m, chu vi áp sát thân cây 6,3m, vị trí cách mặt đất 1,3m có chu vi 5,6m.

Người dân trong vùng không ai biết cây lim này có từ bao giờ, nhưng bao đời nay, cây lim vẫn được xem là cột mốc ranh giới giữa 2 xã Xuân Khang và Tân Bình, đồng thời, được người dân bảo vệ nghiêm ngặt và xem như "báu vật" của địa phương.

Dưới gốc cây lim có đường kính rất lớn, khoảng 4-5 người ôm.

Gốc cây được phủ đầy những lớp rêu phong, sần sùi, tất cả như minh chứng cho sự trường tồn cùng thời gian.

Được biết, “cụ” lim này đã nhiều lần bị “lâm tặc” đốn hạ nhưng trước sự bảo vệ quyết liệt của bà con nhân dân và lực lượng kiểm lâm nên đã không thành. Hiện các vết cắt trên thân cây vẫn còn, trong đó có 1 vết cắt lớn. Vì vậy, VQG Bến En đã đặt một trạm kiểm soát gồm 3 cán bộ thường xuyên tuần tra, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho cây lim.

Theo lãnh đạo VQG Bến En, từ khi bị "lâm tặc" cắt 1/4 đường kính gốc, cây lim đã không còn ra hoa nữa. Tuy nhiên, được lực lượng kiểm lâm bảo vệ, lên phương án chăm sóc, phục tráng, nên cây lim vẫn xanh tốt, vươn mình mạnh mẽ giữa núi rừng.

Với tổng diện tích tự nhiên là 14.305,09ha, VQG Bến En nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng núi Tây Bắc vào Bắc Trường Sơn, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh.  Đây là khu vực có hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, với 1.530 loài động vật và 1.417 loài thực vật bậc cao.

VQG Bến En có hệ động thực vật phong phú với các loài động vật nguy cấp, quý hiếm như gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng, gà so ngực gụ, cu li lớn, cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, mèo gấm, gấu ngựa, cầy hương. Ngoài ra tại đây còn có nhiều loài thực vật quý như: trai lý, sao hải nam, trầm hương, táu mặt quỷ, lát hoa, sến mật, chò chỉ, lan kim tuyến… Vùng đất này còn là nơi phân bố tự nhiên của loài lim xanh, đây là loài cây quý hiếm, đặc hữu của Thanh Hóa.

 

 

Hoài Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline