Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 14:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Các tỉnh miền Trung chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Chủ nhật, 22/05/2022 12:05

TMO - Hiện nay, khu vực miền Trung đang bước vào mùa khô, nhiều chủ rừng tranh thủ khai thác rừng trồng bán cho thương lái đồng thời, chuẩn bị đất cho vụ canh tác mới, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. 

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, kết quả cập nhật diễn biến rừng năm 2021, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn toàn tỉnh là 463.356 ha, giảm 2.850 ha so với năm 2020. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sạt lở và cháy rừng.

Trong năm 2021, địa phương này xảy ra 89 vụ cháy rừng, gây thiệt hại hơn 876,5 ha rừng. Trong đó, diện tích cháy lướt dưới tán rừng có thể tự phục hồi lại hơn 614 ha và diện tích thiệt hại rừng không thể phục hồi khoảng hơn 262 ha.

Các lực lượng tại tỉnh Quảng Nam tăng cường phát dọn cây, tạo đường băng lửa ngăn cháy rừng lan rộng. Ảnh: TC 

Để chủ động kiểm soát tình hình, hạn chế tối đa diện tích rừng có nguy cơ cháy trong cao điểm mùa khô này, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên chỉ đạo các xã, chủ rừng nghiêm túc giám sát, theo dõi chặt chẽ hoạt động canh tác, đốt rẫy đối với các hộ dân đăng ký. 

Ngoài ra, địa phương này còn đưa vào ứng dụng phần mềm Hệ thống quản lý, giám sát rừng, xử lý dữ liệu cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh và 08 trạm khí tượng tự động do Chi cục Kiểm lâm cung cấp. Đồng thời, thực hiện xây dựng 02 Trạm Kiểm lâm và PCCCR huyện Phước Sơn và Hiệp Đức; lập thủ tục xây dựng 02 Chòi canh lửa tại xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên và xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành.

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có trên 333.519 ha đất có rừng (bao gồm cả rừng trồng chưa thành rừng), chiếm 64,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích rừng tự nhiên khoảng 106.771ha, rừng trồng 226.748 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2021 là 51,75% (bao gồm cây trồng phân tán là 5.300,91 ha). Hiện nay toàn tỉnh có hơn 200 nghìn ha rừng trồng phân bổ ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh thì nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Các lực lượng tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Sơn Tịnh 

Bước vào cao điểm mùa khô 2022, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu Sở NN&PTNT, UBND tỉnh ban hành văn bản tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh năm 2022. Chi cục đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm chủ động tham mưu UBND các huyện ban hành Kế hoạch PCCCR mùa khô năm 2022  theo phương châm “4 tại chỗ”, với quan điểm phòng cháy là chính, chữa cháy phải kịp thời; đôn đốc các chủ rừng, UBND cấp xã xây dựng phương án PCCCR theo quy định

Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm tổ chức trực cháy 24/24 giờ tại cơ quan để cập nhật thông tin cảnh báo cháy rừng trên Cổng thông tin điện tử Cục Kiểm lâm; phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm kinh doanh - VNPT Quảng Ngãi để đưa tin dự báo, nhắn tin tự động cấp dự báo cháy rừng hàng ngày và bằng văn bản đến chủ rừng để cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong suốt 6 tháng mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8)... 

Cùng với các địa phương khác trong khu vực, Hà Tĩnh hiện có gần 360.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 120.000 ha rừng (thông, keo, bạch đàn tái sinh) dễ cháy. Năm 2020 toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy gây thiệt hại 56 ha rừng; năm 2021 xảy ra 29 điểm phát lửa, trong đó có 4 điểm gây cháy rừng, diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi là 3 ha.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, bước vào mùa nắng nóng năm nay, tỉnh Hà Tĩnh đã củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp, phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách cụ thể cho các thành viên; xây dựng phương án, kịch bản phòng, chống cháy, chủ động thành lập các tổ, đội xung kích chữa cháy rừng.

Phát dọn thực bì tại Vườn quốc gia Vũ Quang được Ban quản lý Vườn chú trọng triển khai trong phòng chống cháy rừng 

Công tác phòng cháy chữa cháy tại các khu vực dễ xảy ra cháy rừng cao như: Vườn quốc gia Vũ Quang, rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, diện tích rừng tại huyện Hương Khê đang được các địa phương này tập trung cao độ. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho Nhân dân, xây dựng các công trình phòng chống cháy, chủ động lực lượng, phương tiện theo phương án 4 tại chỗ, huyện chú trọng kiểm tra, kiểm soát người vào rừng, nhất là khai thác lâm sản ngoài gỗ, lấy mật ong.

Xây dựng kế hoạch lập chốt trực gác nhằm hạn chế người ra vào những khu vực rừng trọng điểm, dễ cháy. Kiểm soát chặt chẽ việc xử lý thực bì bằng lửa khi người dân trồng rừng. Duy trì bố trí lực lượng trực gác tại các chòi canh lửa và hệ thống camera 3600 giám sát, phát hiện sớm các điểm cháy rừng, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện dập tắt đám cháy, giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu có cháy rừng xảy ra.

 

 

Phương Thoa

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline