Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/05/2024 07:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/05/2024

Các ngành kinh tế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn

Chủ nhật, 10/09/2023 11:09

TMO - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đề xuất thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trong 4 lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, và thủy sản; công nghiệp; năng lượng; vật liệu xây dựng.

"Kinh tế tuần hoàn" là một mô hình tổ chức hoạt động kinh tế hiện đại có tính khép kín và liên hoàn của nhiều đơn vị sản xuất gắn kết với nhau trên nguyên tắc "mọi thứ đều là đầu vào của sản phẩm khác", tận dụng hiệu quả dịch vụ kết nối (tài chính, logistics, công nghệ thông tin và truyền thông), hướng tới liên kết sản xuất có tính tuần hoàn nhằm: tiết kiệm chi phí sản xuất và tối ưu hóa giá trị gia tăng trên cơ sở giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, hợp lý hóa quy trình đầu vào - đầu ra của các quy trình gắn với đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động, sản xuất và sử dụng hợp lý các dạng năng lượng tái tạo trong sản xuất và phục hồi tài nguyên có thể tái tạo được, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, giảm phát thải và góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

Để phát triển kinh tế tuần hoàn, ngày 7/6/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Quyết định là một trong những nỗ lực quan trọng đầu tiên nhằm xác định lộ trình, yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đồng thời, đặt ra cách tiếp cận hướng nhiều hơn tới khía cạnh “kinh tế” của mô hình kinh tế tuần hoàn và nhấn mạnh quan điểm về tập trung ban hành các chính sách dài hạn, nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mô hình kinh tế tuần hoàn theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương. Tại Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. 

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, việc tạo động lực để doanh nghiệp, nhà đầu tư sớm chuyển đổi, phát triển thử nghiệm các ý tưởng, sáng kiến kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì kinh tế tuần hoàn gắn với tư duy thiết kế mới, có ứng dụng đổi mới sáng tạo và liên quan đến nhiều mảng chính sách khác nhau, cho nên cách tiếp cận tuần tự, truyền thống nhằm hoàn thiện các nội dung chính sách liên quan là cần thiết nhưng chưa đủ.  

Việc sớm hình thành một cơ sở pháp lý chặt chẽ, có cả tính động lực và an toàn cho phát triển kinh tế tuần hoàn cũng sẽ giúp Việt Nam cụ thể hóa các nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến kinh tế tuần hoàn như chuyển đổi năng lượng xanh trong hợp tác quốc tế. Các ngành được lựa chọn thử nghiệm phải có không gian đủ rộng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, đặc biệt ưu tiên các ngành có thể sớm tạo động lực cho phục hồi tăng trưởng thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn. Các công cụ chính sách được thử nghiệm cũng phải bảo đảm tập trung, thực chất, tránh tràn lan để đếm số lượng

Sau khi lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương về các nội dung của dự thảo Nghị định, CIEM thống nhất đề xuất áp dụng cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn cho 4 lĩnh vực của nền kinh tế. Đó là nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; năng lượng; vật liệu xây dựng. Đây là những lĩnh vực có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Điều quan trọng là cách hiểu và tư duy quản lý đối với các lĩnh vực tham gia cơ chế thử nghiệm không nên và không thể chỉ dựa vào tư duy quản lý ngành truyền thống.

Vì các mô hình kinh tế tuần hoàn mới, hiện đại có thể có sự gắn kết của nhiều hoạt động kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đơn cử, dự án kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp có thể bao gồm các cấu phần về năng lượng sinh khối, dịch vụ chế biến nông sản… sẽ gắn với công nghiệp, dịch vụ. Nếu vẫn theo tư duy truyền thống sẽ khó tạo không gian cho sự phát triển. Cơ quan soạn thảo đề xuất 6 nhóm chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Đó là chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phân loại xanh; chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách đất đai.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thủy sản. 

Cụ thể, về chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế, CIEM đề xuất cho phép dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm có các cấu phần công nghiệp-năng lượng và dịch vụ với tổng tỷ trọng ít nhất 50% trong tổng doanh thu được phép thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế. Đồng thời, tạo thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư dự án kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp, khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được tạm trú, thường trú trong khu công nghiệp, khu kinh tế và ở Việt Nam theo quy định pháp luật về cư trú và pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

Liên quan đến chính sách phân loại xanh, theo Dự thảo Nghị định, dự án kinh tế tuần hoàn xanh toàn phần là dự án kinh tế tuần hoàn gồm chuỗi các hoạt động canh tác, nuôi trồng, khai thác, thu gom, sản xuất, chế biến, tái chế, tái tạo nối tiếp tạo lên chuỗi chu trình vận động dòng chảy vật chất liên tục cấu thành lên chuỗi, lưới giá trị hoạt động không phát thải khí nhà kính ra môi trường. Dự án kinh tế tuần hoàn xanh toàn phần vận động dựa trên nguyên tắc sử dụng toàn bộ sản phẩm, phế phẩm, phụ phẩm, chất thải của chu trình sản xuất, chế biến ban đầu được tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu, phương tiện, công cụ đầu vào cho chu trình hoạt động sản xuất, chế biến, chế tạo, tái tạo kế tiếp…

Đối với chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm được Nhà nước, chính quyền địa phương tư vấn giới thiệu công nghệ, hỗ trợ 50% chi phí chuyên gia tư vấn công nghệ; hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để thực hiện dự án kinh tế tuần hoàn…

Về chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nhà nước hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí cho một khóa quản trị doanh nghiệp cho tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm; hỗ trợ 50% chi phí đào tạo nghề, chi phí chuyển đổi nghề nghiệp nhưng không vượt quá 3 tháng lương cơ sở cho mỗi người lao động tại khu vực triển khai dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm…

Chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh cũng là một nội dung quan trọng của khung chính sách thí điểm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Theo đó, CIEM đề xuất dự án kinh tế tuần hoàn được tiếp cận các nguồn vốn thông thường và vốn xanh; dự án tham gia cơ chế thử nghiệm được tiếp cận vốn thông qua phát hành trái phiếu xanh nhưng có đặt ra các giới hạn cụ thể và bảo đảm các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu.

Liên quan đến chính sách đất đai, tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm được phép sử dụng đất mục đích hỗn hợp, tích hợp đa năng bao gồm cả phần mái, mặt nước, hàng rào xung quanh bên trong ranh giới quy hoạch dự án kinh tế tuần hoàn tham gia cơ chế thử nghiệm. CIEM cũng đề xuất chính sách cho tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm được phép điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất đối với phần đất trong ranh giới, chỉ giới quy hoạch dự án kinh tế tuần hoàn đã được cấp giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm... 

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline