Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Các địa phương khẩn trương kiểm kê tài nguyên nước quốc gia

Thứ ba, 30/04/2024 06:04

TMO - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện việc kiểm kê tài nguyên nước quốc gia. Kết quả kiểm kê gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2024 để tổng hợp. 

Việc tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia được thực hiện và công bố số liệu trong kỳ kiểm kê trên phạm vi cả nước với đối tượng thực hiện là nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất, nguồn nước mưa và các công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước. Các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất và nước biển. Các công trình xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi đất liền và các đảo có khai thác, sử dụng nước.

Trước đó, ngày 4/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025". Mục tiêu cụ thể của Đề án là tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia để có được các chỉ tiêu kiểm kê lần đầu về tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, gồm: Số lượng nguồn nước mặt (số lượng các sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, phá); số lượng nguồn nước dưới đất (số lượng các tầng chứa nước); lượng nước mặt (tổng lượng dòng chảy; lượng nước mặt chảy vào, ra khỏi biên giới quốc gia; tổng lượng nước chuyển giữa các lưu vực sông và tổng dung tích các hồ chứa trên phạm vi cả nước và theo lưu vực sông).

Nguồn nước mưa (tổng lượng mưa); chất lượng nước mặt; lượng nước dưới đất (trữ lượng tiềm năng; trữ lượng có thể khai thác trong các tầng chứa nước); chất lượng nước dưới đất ( chỉ số độ tổng khoáng hóa để xác định diện tích phân bố nước mặn; nước ngọt trong các tầng chứa nước); khai thác, sử dụng nước mặt (danh mục các công trình khai thác, sử dụng; mục đích khai thác; lượng nước khai thác). Khai thác, sử dụng nước dưới đất (danh mục các công trình khai thác, sử dụng; mục đích khai thác; lượng nước khai thác); khai thác, sử dụng nước biển (danh mục công trình khai thác, sử dụng; mục đích khai thác; lượng nước khai thác); xả nước thải vào nguồn nước (danh mục các công trình xả nước thải; lưu lượng xả vào nguồn nước; loại hình nước thải).

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện việc kiểm kê tài nguyên nước quốc gia (Ảnh minh họa). 

Theo Đề án, Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm kê chỉ tiêu đối với nguồn nước mặt nội tỉnh (số lượng nguồn nước mặt; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước). Để đảm bảo việc kiểm kê thuận lợi, ngày 16/6/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có Văn bản gửi UBND các tỉnh về hướng dẫn triển khai thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, việc thực hiện kiểm kê tài nguyên nước vẫn còn chậm.

Việt Nam có 3.450 sông, suối, với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 405 sông, suối liên tỉnh. Tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỷ mét khối, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa (từ 3-5 tháng), còn vào mùa khô (từ 7-9 tháng) chỉ chiếm từ 20-30% lượng dòng chảy năm. Mặt khác, dòng chảy hằng năm phân bố không đều chủ yếu trên lưu vực s ông Cửu Long (khoảng 56%), lưu vực sông Hồng-Thái Bình (khoảng 18%), còn lại ở các lưu vực sông khác. 

Các hệ thống sông lớn của Việt Nam phần lớn là sông xuyên biên giới, lượng nước từ bên ngoài chảy vào Việt Nam chiếm khoảng gần 60% tổng lượng nước trung bình hằng năm của toàn quốc. Ðối với nguồn nước ngầm, tổng lượng tiềm năng dưới đất trên toàn lãnh thổ khoảng 91 tỷ mét khối mỗi năm (nước ngọt khoảng 69 tỷ mét khối mỗi năm, nước mặn khoảng 22 tỷ mét khối mỗi năm), trữ lượng nước ngọt có thể khai thác khoảng 22 tỷ mét khối mỗi năm, trong đó, tập trung chủ yếu ở các khu vực Ðồng bằng Bắc Bộ, Ðồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Các sông lớn ở Việt Nam phân bố trải dài dọc biên giới từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, thuộc địa bàn 25 tỉnh, thành phố nhưng đều là các sông có liên quan đến nước ngoài. Ðể bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, thời gian qua Việt Nam luôn quan tâm đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước xuyên quốc gia và vấn đề hợp tác với các quốc gia có cùng nguồn nước. Việt Nam đã tham gia Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (ký năm 1995) giữa Chính phủ Vương quốc Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan.

Hiệp định này được coi là một hiệp định hợp tác lưu vực sông tiến bộ trên thế giới, với những điều khoản cụ thể về các quy định liên quan đến khai thác sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện, trách nhiệm, quyền lợi của các bên hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Cho đến nay, đây vẫn là cơ chế quản lý chặt chẽ nhất và tiếp tục duy trì để bảo đảm các mục tiêu phát triển và bảo vệ lưu vực của các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam.

Việt Nam cũng đã tham gia cơ chế Hợp tác Mekong-Lan Thương (gồm 6 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Trung Quốc được triển khai từ năm 2016) với nguyên tắc và mục tiêu là “đồng thuận, cởi mở, toàn diện, phối hợp tổng thể, đem lại lợi ích cho các bên”. Sự phối hợp giữa Hợp tác Mekong-Lan Thương và Ủy hội Mekong quốc tế sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi tổ chức và đáp ứng tốt nhu cầu của các nước về chia sẻ thông tin, dữ liệu, nghiên cứu chung, nâng cao năng lực quản lý và phối hợp. 

Ðây là cơ chế hợp tác đầu tiên về tiểu vùng Mekong mà Trung Quốc chủ động đưa nội dung hợp tác quản lý nguồn nước sông Mekong. Nếu được triển khai tốt, cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương có thể tái tạo kênh đối thoại mới với Trung Quốc và các nước có sông Mekong khác về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, thúc đẩy các nước thượng nguồn chia sẻ thông tin, công khai hóa các dự án phát triển trên sông…

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và gia tăng dân số thì nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ở nước ta ngày càng tăng. Dự báo, đến năm 2030 nhu cầu về nước cho các mục đích kinh tế-xã hội và dân sinh sẽ khoảng 122 tỷ mét khối mỗi năm (tăng 1,5 lần so với hiện nay). Ðáng lo ngại, tình trạng suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt, khan hiếm nước đang diễn ra ở nhiều nơi, trong khi đó vấn đề xâm nhập mặn diễn ra ở hầu hết các cửa sông ven biển với mức độ khác nhau, trong đó diễn ra gay gắt và ảnh hưởng lớn nhất là Ðồng bằng sông Cửu Long.

Sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như gia tăng dân số khiến nhu cầu nước sử dụng cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng, trong khi đó phần lớn các hệ thống sông lớn ở nước ta là sông xuyên biên giới. Do vậy, để bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động hơn nữa trong hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức về suy giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước trong khu vực và tại mỗi quốc gia.

 

 

Đức Hòa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline