Hotline: 0941068156

Thứ năm, 13/02/2025 23:02

Tin nóng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 13/02/2025

Bình Thuận tăng cường chuyển đổi số phát triển du lịch

Chủ nhật, 09/02/2025 10:02

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ phát triển các nền tảng, ứng dụng phục vụ khách du lịch, cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. Phát triển hệ thống dữ liệu số, cơ sở dữ liệu ngành du lịch làm nền tảng cho xây dựng các ứng dụng du lịch thông minh.   

Là một tỉnh nằm trong cụm liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung bộ với nguồn tài nguyên phong phú về biển, rừng, khoáng sản, suối khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên như: núi Ông, núi Tà Cú, khu bảo tồn thiên nhiên biển đảo Phú Quý, Cù Lao Câu đa dạng sinh học… Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển du lịch. 

Với hệ thống bãi biển đẹp, cảnh quan tự nhiên thơ mộng, hùng vĩ, hoang sơ mang nét đặc trưng nổi tiếng như: Đồi cát Mũi Né, Bàu Trắng, mũi Kê Gà, các hồ thủy điện, suối khoáng Vĩnh Hảo, Đa Kai, suối khoáng nóng Bưng Thị, suối khoáng nóng Phong Điền… phục vụ tham quan, trải nghiệm, có tiềm năng phát triển thể thao biển kết hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, Bình Thuận còn có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa khá phong phú và mang đặc trưng của vùng đất Nam Trung bộ với nhiều kiến trúc độc đáo như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia như: tháp Chăm Pô Sah Inư, Trường Dục Thanh, Vạn Thủy Tú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Linh Sơn Trường Thọ (chùa núi Tà Cú)… Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc cùng sinh sống với những nền văn hóa, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống, lễ hội, lịch sử khác nhau tạo cho tỉnh Bình Thuận một nền văn hóa đa dạng nhưng mang đậm bản sắc riêng.

Với những lợi thế trên và trong tiến trình chuyển đổi số, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Bình Thuận đã triển khai số hóa ở các điểm tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi bật, các cơ sở mua sắm, ăn uống, lưu trú, lữ hành, các chương trình tham quan du lịch… tích hợp trên Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận triển khai số hóa các điểm đến du lịch trên địa bàn. 

Sở VHTT&DL đã phối hợp với các đơn vị công nghệ vận động các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tham gia triển khai số hóa các dữ liệu du lịch bằng công nghệ thực tế ảo VR 360 độ. ên cạnh đó, ngành đã triển khai xây dựng và lắp đặt 45 bảng quét mã QR (truy xuất nhanh thông tin) tại các địa điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm kiếm thông tin của nhân dân và khách du lịch. Đồng thời đã đẩy mạnh khai thác và phát triển các kênh mạng xã hội nhằm đa dạng các kênh quảng bá du lịch Bình Thuận

Tính đến 12/2024, Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Bình Thuận đã có gần 12.600.000 lượt truy cập, hỗ trợ cả 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt. Ứng dụng du lịch trên thiết bị di động trên 2 nền tảng Android và iOS với tên Binh Thuan Tourism có khoảng 400 tài khoản người dùng và quản trị doanh nghiệp cập nhật trên 535 doanh nghiệp, trong đó có 352 doanh nghiệp lưu trú, 25 công ty lữ hành, 74 điểm ăn uống, 13 điểm mua sắm, 60 điểm tham quan, 11 điểm giải trí. 

Đáng chú ý, ngành Du lịch Bình Thuận đã phối hợp với Viettel Bình Thuận xây dựng, vận hành thử nghiệm Sàn thương mại du lịch điện tử với nhiều tính năng giới thiệu, quảng bá, mua bán, giao dịch sản phẩm dịch vụ du lịch trực tuyến, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch trực tuyến, xây dựng các chương trình tham quan du lịch trực tuyến… Sàn thương mại du lịch điện tử đã thu hút sự tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm của hơn 50 doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, đã tổ chức hội chợ du lịch trực tuyến với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và hàng ngàn lượt khách truy cập, tham quan.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cũng đã triển khai lắp đặt các trụ thông tin để quét mã QR tại các điểm tham quan di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh giúp du khách có thể dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh tra cứu, tìm hiểu về thông tin, hình ảnh của điểm đến du lịch. Cùng với đó, ngành du lịch tỉnh cũng đã phát triển kết nối với các kênh truyền thông trực tuyến, mạng xã hội để đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh, sản phẩm du lịch hấp dẫn của tỉnh.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch tỉnh cũng đối mặt với một số khó khăn cần khắc phục. Cụ thể, việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch chưa đồng bộ và tương thích giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan xúc tiến du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Cơ sở dữ liệu du lịch chưa được số hóa và tích hợp đầy đủ, chưa ứng dụng được nhiều công nghệ mới để bắt kịp xu hướng phát triển mạnh mẽ như hiện nay. 

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và khai thác tối đa tiềm năng của công nghệ trong du lịch, thời gian tới, Sở VHTT&DL đề xuất tỉnh tiếp tục tạo cơ chế hoàn thiện các đề án, chương trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ về chuyển đổi số của địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh nâng cấp, phát triển Cổng thông tin du lịch Bình Thuận, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch; tư vấn thông tin chỉ dẫn cho du khách, tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch ngành Du lịch của Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án xây dựng dữ liệu cho Bản đồ số VR 360 độ tại Bình Thuận. Cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh dữ liệu số du lịch để tích hợp với hệ thống dữ liệu số du lịch của tỉnh và của ngành Du lịch Việt Nam.

Xây dựng các phần mềm ứng dụng quản lý ngành du lịch như, khu, điểm du lịch, lưu trú, mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao, lữ hành, hướng dẫn viên… đảm bảo việc truy xuất thông tin, dữ liệu, số liệu được nhanh, chuẩn xác. Đồng thời, ứng dụng công nghệ AI, phân tích dữ liệu lớn… để xây dựng ứng dụng thu nhận dữ liệu, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu lớn, nghiên cứu thị trường, phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, lập quy hoạch, ra quyết định chuyên môn nghiệp vụ, xúc tiến quảng bá…

Ngành Du lịch Bình Thuận khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch xây dựng, đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đồng bộ, đảm bảo khả năng kết nối giữa các hệ thống của cơ sở với các hệ thống chung của ngành. Phát triển các hệ thống, nền tảng, ứng dụng dùng chung trong lĩnh vực du lịch tích hợp thương mại điện tử.../.

 

Bích Hòa 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline