Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/10/2024 07:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ bảy, 05/10/2024

Bình Thuận mở rộng vùng trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP

Thứ sáu, 05/07/2024 13:07

TMO - Trong năm 2024, tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu có 10.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nâng cao chất lượng chứng nhận trong sản xuất, sơ chế thanh long, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, mục đích của sản xuất thanh long VietGAP là tạo ra nguồn thực phẩm đạt chất lượng, an toàn tới tay người tiêu dùng. Chứng nhận VietGAP có ý nghĩa rất lớn, góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thanh long. Sản xuất thanh long theo hướng VietGAP đang ngày càng tạo ra môi trường sản xuất bền vững và hiệu quả. Vì vậy, sản xuất thanh long VietGAP tại Bình Thuận là chủ trương lớn luôn được quan tâm, chú trọng đẩy mạnh triển khai.

Từ khi triển khai, chương trình sản xuất thanh long an toàn theo hướng VietGAP đã từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất truyền thống của nông dân, thúc đẩy nông dân ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất thực tiễn và xu thế phát triển hiện nay. Hầu hết nông dân đã nắm chắc phương pháp sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Kiến thức của người dân được nâng lên, nông dân đã biết lựa chọn các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học hoặc hữu cơ thay thế dần cho các sản phẩm có nguồn gốc hóa học, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đất và nguồn nước ngầm và bảo vệ sức khỏe của chính những người trực tiếp sản xuất.

Đến giữa năm 2024 toàn tỉnh có 8.593 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Cây thanh long trong những năm qua được xác định là một trong những cây trồng có lợi thế của tỉnh; sản xuất thanh long đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của địa phương này. Đến nay toàn tỉnh còn 26.550 ha thanh long, giảm gần 7.000 ha và sản lượng đạt khoảng 570.000 tấn, giảm 800 tấn so năm 2020. Trong đó, đến giữa năm 2024 toàn tỉnh có 8.593 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. 

Thanh long Bình Thuận được tiêu thụ ở 2 hình thức là tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thị trường nội địa tiêu thụ khoảng 15% tổng sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu, trong đó có khoảng 2 - 3% xuất khẩu chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu và chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc.  

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu có 10.500 ha thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP. Bao gồm tại các địa phương: Hàm Thuận Nam 8.107,34 ha; Hàm Thuận Bắc 992,45 ha; Bắc Bình 536,4 ha; La Gi 284,7 ha; Hàm Tân 275,86 ha; Tuy Phong 169,5 ha và Phan Thiết 151,52 ha. Việc đẩy mạnh sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được  áp dụng đối với các tổ hợp tác, nhóm liên kết trồng thanh long. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân trồng thanh long.

Để đạt mục mục tiêu trên, các tổ chức sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP tuyên truyền, hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia và xây dựng tổ hợp tác, nhóm liên kết, hợp tác xã sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đúng quy định. Trên cơ sở diện tích đã phân bổ, tiến hành vận động, hướng dẫn giúp nông dân tổ chức xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP có quy mô hợp lý để thuận lợi trong quản lý, tổ chức triển khai các hoạt động trong sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm sau này.

Đối với diện tích thanh long còn hiệu lực chứng nhận VietGAP, tăng cường đánh giá định kỳ và đột xuất để duy trì sản xuất theo VietGAP. Tập trung hướng dẫn để giúp các tổ chức, cá nhân sản xuất theo đúng yêu cầu VietGAP và thực hiện các thủ tục đăng ký tái cấp chứng nhận đúng thời gian quy định.

Sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giúp người dân thuận lợi hơn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: VNE. 

Đối với diện tích thanh long đăng ký chứng nhận mới và tái cấp chứng nhận VietGAP năm 2024, cần thực hiện việc lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích đánh giá nguy cơ ô nhiễm cho tất cả các diện tích đăng ký chứng nhận sản xuất theo yêu cầu VietGAP... Đối với thu hoạch, sơ chế đóng gói sản phẩm, tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ và đột xuất về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu đầu vào; điều kiện an toàn vệ sinh của cơ sở; việc sử dụng hóa chất bảo quản sản phẩm... 

Trước đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030 ra đời sẽ góp phần ổn định diện tích thanh long, thay thế vườn thanh long già cỗi, năng suất, chất lượng thấp. Cùng đó, phát triển thanh long theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước góp phần tạo việc làm, thu nhập cao, tăng giá trị xuất khẩu, phát huy thương hiệu thanh long Bình Thuận. Từ đó, góp phần phát triển ngành nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn và giảm phát thải.

Để đề án mang lại hiệu quả, Bình Thuận tập trung xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đảm bảo an toàn dịch bệnh, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) hoặc theo yêu cầu của từng thị trường; số hóa vùng trồng, nhà đóng gói để làm cơ sở cho việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở nhà đóng gói theo đúng quy định. Dựa vào các vùng chuyên canh quy mô lớn để phát triển chuỗi giá trị, giảm dần khâu trung gian, tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, chế biến, tiêu thụ để hình thành chuỗi giá trị; lấy chuỗi giá trị để kết nối các vùng chuyên canh nhỏ.

Bình Thuận ưu tiên đầu tư hạ tầng vùng nguyên liệu sản xuất thanh long tập trung quy mô lớn tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Tân và Trung tâm logistics thanh long nhằm tạo kết nối không gian phát triển để thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị.

Tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số trong phát triển ngành hàng thanh long, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Đây chính là đột phá nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của sản phẩm thanh long Bình Thuận. Bên cạnh phát triển thị trường thanh long trong nước, giữ ổn định các thị trường truyền thống, tỉnh quan tâm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu… Đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận sẽ có từ 70 - 75% diện tích cây thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

 

Lê Ngọc 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline