Hotline: 0941068156

Thứ tư, 13/11/2024 06:11

Tin nóng

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 13/11/2024

Bình Thuận bảo vệ nguồn khoáng sản chưa khai thác

Thứ sáu, 25/10/2024 16:10

TMO - Thời gian tới, tỉnh Bình Thuận thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó chú trọng bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

Bình Thuận là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng với các loại khoáng sản có tiềm năng như: quặng sa khoáng titan, cát trắng thạch anh, wofram, đá ốp lát, sét bentonit, nước khoáng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phân bố rộng trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, công tác  quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản ngày càng được quản lý chặt chẽ, dần đi vào nề nếp. Khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm đã góp phần phục vụ nhu cầu xây dựng tại địa phương, nhất là khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường. Theo thống kê, đầu năm 2023 đến tháng 7/2024, toàn tỉnh đã xử lý 857 vụ khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép, tịch thu nhiều tang vật, phương tiện vi phạm, xử phạt và truy thu tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, từ đầu năm 2023 đến giữa năm nay, Công an tỉnh đã đưa vào giải quyết 10 tin báo về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo Điều 227 Bộ luật Hình sự. Trong đó đã truy tố 2 vụ án/3 bị can; hiện đang điều tra 2 vụ án; đang giải quyết 6 tin báo xảy ra tại các huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc. Riêng tại huyện Hàm Tân, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố để điều tra 11 đối tượng liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân. 

Mặc dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, tuy nhiên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép đối với khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường còn xảy ra nhiều nơi, một số địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt trong công tác bảo vệ khoáng sản. Chính vì thế hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra trên địa bàn tỉnh, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: Cát bồi nền, cát xây dựng.

Theo UBND tỉnh, nguyên nhân của tình trạng trên là do đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản, nhất là cấp huyện, xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chuyên môn. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh với UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong công tác kiểm tra, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn hạn chế. 

Trong khi đó hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp, tinh vi, chủ yếu thực hiện sau giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ và có cảnh giới theo dõi, vì lợi nhuận bất chấp pháp luật. Bên cạnh đó địa bàn tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, một số loại khoáng sản phân bố rộng khắp gây khó khăn trong công tác bảo vệ khoáng sản. 

Tỉnh Bình Thuận thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý tài nguyên khoáng sản, trong đó chú trọng bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã triển khai nhiều kế hoạch để bảo vệ và quản lý chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác, xử lý triệt để khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, bảo vệ cảnh quan, môi trường, an ninh trật tự và đời sống người dân địa phương tại khu vực có khoáng sản. Phát huy trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp, bảo vệ tốt tiềm năng khoáng sản trước mắt và lâu dài nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh và quốc gia.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn, trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ngành có liên quan, các cấp chính quyền huyện, xã trong việc cung cấp, xử lý thông tin…UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ phải kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, đồng thời phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Theo đó, UBND cấp xã có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời lên UBND cấp huyện khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời lên UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vượt thẩm quyền xử lý và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, giải tỏa các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Đối với UBND cấp huyện giáp ranh phải có trách nhiệm cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, trường hợp không thực hiện báo cáo UBND tỉnh xử lý…

Nhằm nâng cao quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên khoáng sản trên đại bàn tỉnh Bình Thuận, Sở TN&MT Bình Thuận đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch về thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản. Đồng thời sở cũng triển khai các phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và bảo vệ khoáng sản với các tỉnh giáp ranh; thường xuyên có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường, kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, không để điểm nóng xảy ra.

Để nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, sở đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố cùng cấp xã nhằm giám sát tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiệu quả. Theo đó, tất cả các hồ sơ, tài liệu đều được lưu trữ tại máy tính cơ quan để quản lý.

Ngoài ra, trên giao diện máy vi tính, điện thoại cầm tay, người dùng có thể quan sát kịp thời tổng thể về các khu vực mỏ, thông tin pháp lý và tình hình hoạt động khai thác của các khu vực đã cấp phép, ranh giới các quy hoạch khoáng sản, quy hoạch sử dụng đất, khu vực dự trữ khoáng sản... để đối chiếu kiểm tra thực tế ngoài thực địa.

Để góp phần ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn, Sở TN&MT đề nghị các địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa, nắm cụ thể các khu vực, các điểm nóng trên địa bàn, nhất là các vị trí tập kết khoáng sản trái phép, lập danh sách các đối tượng khai thác, tàng trữ, vận chuyển tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng khu vực để tuyên truyền, vận động người dân đấu tranh với các đối tượng vi phạm.

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline