Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 25/04/2024

Bảo vệ quần thể khỉ vàng và các loài động vật hoang dã

Thứ bảy, 23/04/2022 06:04

TMO - Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) cho biết, trong thời gian từ ngày 6 – 12/4, tại khu vực rừng tự nhiên núi đá Khu Tang, xã Yên Phú xuất hiện một số đàn khỉ xuống tìm kiếm thức ăn gần khu dân cư và được người dân chụp ảnh, quay video đăng lên mạng xã hội.

Qua kiểm tra, khảo sát thực địa nhiều lần, trong các ngày 10 – 12/4, tổ công tác của Hạt Kiểm lâm huyện và xã Yên Phú cùng với người dân địa phương đã phát hiện và tiếp cận được 1 đàn gồm 3 cá thể khỉ vàng giới tính đực, có khối lượng từ 4 – 10kg, khỏe mạnh và vận động linh hoạt, nhanh nhẹn (thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB) thường xuyên xuống kiếm ăn tại địa điểm rừng tự nhiên gần nhà dân cách trụ sở UBND xã Yên Phú khoảng 300 m.

Ngoài ra, theo phản ánh của người dân, trên khu vực rừng tự nhiên núi Khu Tang còn vài đàn khỉ vàng với số lượng từ 20 – 30 cá thể nữa cùng sinh sống tại đây, nhưng ít khi xuống kiếm ăn sát khu dân cư và không dạn người như 3 cá thể khỉ vàng trên.

Nhằm bảo vệ, phát triển về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã nói chung, quần thể khỉ vàng nói riêng trên khu vực rừng tự nhiên núi đá Khu Tang, xã Yên Phú, Hạt Kiểm lâm huyện báo cáo với Chi cục Kiểm lâm và UBND huyện. Qua đó, đề nghị các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo và chính sách về tăng cường bảo vệ quần thể khỉ vàng và các loài động vật hoang dã trên địa bàn huyện nói chung và xã Yên Phú nói riêng.

Cán bộ Kiểm lâm huyện Lạc Sơn chăm sóc cá thể khỉ vàng 

Hiện nay, Hạt kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; tổ chức cắm biển, khuyến cáo và nghiêm cấm các hành vi vi phạm xâm hại đến động vật hoang dã và các cá thể khỉ vàng hiện có; thực hiện các biện pháp bảo vệ quần thể khỉ vàng và các loài động vật hoang dã trên địa bàn.

Đồng thời, yêu cầu các hộ gia đình sinh sống trong và gần núi Khụ Tang ký cam kết không săn, bắt, bẫy, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nuôi nhốt, giết hại, chế biến trái phép các loài động vật hoang dã; tố giác hành vi vi phạm tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Chính quyền địa phương cũng tổ chức tuyên truyền người dân không thực hiện các hoạt động xâm hại đến quần thể khỉ vàng và các loài động vật tự nhiên nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái rừng... gắn với khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống di tích Mái đá Làng Vành.

 Phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự huyện vận động người dân trên địa bàn xã Yên Phú giao nộp, tiêu hủy các dụng cụ, vũ khí tự chế dùng để săn, bắt,bẫy nhằm hạn chế tối đa các hành vi ai đến các loài động vật hoang dã. Cung cấp công khai số điện thoại, địa chỉ liên lạc để người dân và các tổ chức, cá nhân thông tin, phản ánh hình hoạt động, sinh sống của các loài động vật hoang dã trên địa bàn; đặc biệt là đề người dân tố giác các hành vi vi phạm liên quan tới cơ quan có thẩm quyền. 

Trước đây, địa bàn huyện Lạc Sơn nói chung còn nhiều đất rừng tự nhiên. Đặc biệt, tại khu vực rừng tự nhiên núi đá Khụ Tang có các loài động vật quý hiếm như: Khỉ vàng, cầy, rắn... Số lượng cá thể khỉ vàng được người dân phát hiện mỗi khi đi làm nương rẫy hay khi chúng tụ tập thành từng đàn di chuyển trên các vách núi đá ước khoảng từ 20 đến 30 con.

 

Lê Hồng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline