Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo vệ giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững

Thứ ba, 04/07/2023 08:07

 TMO - Với nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, đặc sắc, đến nay Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 15 Di sản văn hóa phi vật thể, 9 Di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó có các di sản được UNESCO công nhận, gắn với phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Các danh hiệu UNESCO là cấu thành quan trọng hình thành thương hiệu mỗi địa phương và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội thông qua thu hút khách du lịch, chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng xanh. Văn hóa đã thực sự là nền tảng, giáo dục là động lực, khoa học công nghệ là mũi nhọn của phát triển bền vững.

Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia 4 công ước của UNESCO về lĩnh vực di sản văn hóa; 5 lần đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO, thành viên Ủy ban Di sản Thế giới, thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành Ủy ban liên Chính phủ Công ước Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa; là một trong các quốc gia đầu tiên tổ chức hoạt động kỷ niệm hướng tới Lễ Kỷ niệm toàn cầu 50 năm Công ước Di sản Thế giới của UNESCO. 

Việt Nam là quốc gia rất nỗ lực cho phát triển kinh tế và bảo tồn di sản, Việt Nam đang là một hình mẫu cho cho các nước trên thế giới về công tác bảo vệ di sản Với nguồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên đồ sộ, phong phú, đặc sắc, đến nay Việt Nam đã được UNESCO ghi danh 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 15 Di sản văn hóa phi vật thể, 9 Di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch đang được nhiều địa phương đẩy mạnh triển khai.  

Trong đó, Ninh Bình là một trong những địa phương lưu giữ được đậm đặc trầm tích lịch sử và dấu ấn văn hóa đặc sắc, cùng vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc tự nhiên đã tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014.

Nhận thức rõ những giá trị đó là nguồn lực và động lực cho sự phát triển bền vững, tỉnh Ninh Bình quyết tâm kiên định thực hiện những đột phá chiến lược theo hướng phát triển “Xanh và Bền vững”. Đặc biệt, Ninh Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị toàn cầu của Di sản Thế giới, kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Một số địa phương đã được UNESCO đánh giá rất tốt trong việc trùng tu, bảo tồn như Quần thể Di tích Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Hội An (Quảng Nam); cũng như tiến bộ trong công tác khảo cổ học phát lộ ra nhiều di tích quan trọng tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam); việc thúc đẩy mô hình phát triển xanh, sạch và bền vững thông qua các Công viên địa chất toàn cầu ở Cao Bằng, Hà Giang, Đắk Nông…

Công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, việc triển khai các quy hoạch, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí bảo vệ và phát huy giá trị cho các di sản luôn được quan tâm. Bộ máy, nguồn nhân lực quản lý di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương ngày càng được củng cố, kiện toàn; các nguồn lực để bảo vệ di sản văn hóa được ưu tiên, huy động tối đa. Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, doanh nghiệp địa phương cùng tham gia bảo vệ di sản văn hóa cũng như chia sẻ những lợi ích đem lại từ di sản, tạo ra sự gắn kết xã hội bền vững.

Các nguồn lực để bảo vệ di sản văn hóa được ưu tiên, huy động tối đa. 

Thực tế cho thấy, các di sản văn hóa sau khi được UNESCO công nhận, ghi danh đã trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Theo thống kê, trước thời điểm dịch COVID-19, năm 2019, các di sản thế giới ở Việt Nam đã đón trên 18,2 triệu lượt khách đến thăm quan, tìm hiểu, trải nghiệm, với tổng doanh thu từ vé tham quan, dịch vụ đạt 1.800 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam, Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về văn hóa ngày 24/11/2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng các địa phương đang tập trung thực hiện mục tiêu toàn cầu về tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

Hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa, trong đó có các di sản được UNESCO công nhận, gắn với phát triển du lịch bền vững cũng là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Bên cạnh những câu chuyện thành công, ở một số địa phương sở hữu danh hiệu vẫn đang trăn trở trước những thách thức giữa bảo tồn và phát triển. Phát triển kinh tế nhiều lúc không khớp nhịp với bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO. Nhận thức về di sản, bảo vệ môi trường, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững chưa thực sự thấm sâu vào hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, biến đổi khí hậu luôn hiện hữu. Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản còn hạn chế. Thách thức lớn nhất vẫn là hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, địa chất, sinh quyển.

Trong giai đoạn 2021- 2025, hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO tiếp tục được củng cố thông qua việc hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ, tạo cơ sở vững chắc hơn nữa trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh, qua đó tiếp tục đóng góp cho các chiến lược phát triển quốc gia, cũng như các chiến lược phát triển của địa phương.

Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới”; các chính sách về đối ngoại, các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao cùng các địa phương đang tập trung thực hiện mục tiêu toàn cầu về tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới và Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

 

 

Hoàng Trang  

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline