Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Bảo tồn vườn cao su cổ thụ hơn 100 năm tuổi

Thứ năm, 23/05/2024 08:05

TMO - Từng là nơi dùng để trồng cao su thử nghiệm của người Pháp, hiện nay tỉnh Đồng Nai vẫn còn lưu giữ và bảo tồn vườn cây cổ thụ hơn 100 năm tuổi này. Vườn cao su trở thành địa điểm thu hút các nhà nghiên cứu cây cao su và du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm. 

Nằm ẩn mình giữa thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất sôi động, khu rừng cao su cổ thụ hơn 100 năm tuổi mang vẻ đẹp độc đáo và bí ẩn, như đưa du khách ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Nơi đây sở hữu hàng trăm cây cao su khổng lồ, từng thân cây to lớn, sần sùi, rễ cây bện chặt vào lòng đất, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. 

Vườn cây cao su cổ thụ với hàng trăm gốc cây cao su to lớn, một người ôm không xuể. Ảnh: PT. 

Vườn cao su rộng 8 ha (hay còn gọi Lô 9) tại ở xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất được người Pháp trồng đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1906. Hiện vườn được Tổng công ty cao su Đồng Nai quản lý, vườn cao su này được cho là vườn bảo tồn của ngành cao su Việt Nam. Vào năm 2015, khuôn viên khu vườn đã được Tổng công ty cao su Đồng Nai phục dựng ngôi nhà nguyên mẫu nhà của công nhân cao su thời Pháp để khách tham quan, học sinh, sinh viên hiểu hơn về giá trị lịch sử truyền thống của ngành.

Theo tài liệu lưu lại, vào khoảng 1906, người Pháp cho trồng thử nghiệm 1.000 cây cao su ở Dầu Giây, thấy cây phát triển nhanh, cho mủ, họ phát triển đồn điền khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đến năm 1980, ngành cao su quyết định ngưng khai thác mủ ở vườn cao su bảo tổn này để phục vụ nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Thông tin từ Nông trường cao su An Lộc (thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai), trong vườn hiện còn hơn 220 cây cao su được trồng từ những năm đầu của thế kỷ trước.

Cổng vào của vườn cao su hơn 100 năm tuổi. 

Bước vào khu vườn, trước kích thước khổng lồ của những “cụ” cao su, du khách như được quay ngược thời gian khởi đầu cho ngành công nghiệp cao su Việt Nam. Nơi đây không khí trong lành, mát mẻ, cùng tiếng lá cây xào xạc tạo nên bản giao hưởng thiên nhiên êm dịu, giúp du khách thư giãn tinh thần và cảm thấy bình yên. Điểm độc đáo của khu rừng cổ thụ này chính là kích thước khổng lồ của những cây cao su với đường kính thân cây từ 1-3 m, cao khoảng 30m, thậm chí có những cây cần đến vài người ôm mới xuể.

Những cây cao su ở đây đều là cây thực sinh, mọc trực tiếp từ hạt chứ không qua lai ghép. Hạt của những cây cao su đầu tiên được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, mang đến cho khu rừng sự đa dạng về chủng loại và nguồn gen. Nhờ vậy, những cây cao su ở đây có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, tạo nên một hệ sinh thái rừng độc đáo.

Những “cụ cao su” được đánh số để thuận tiện trong việc bảo tổn, chăm sóc. Ảnh: MN.

Để thuận lợi trong công tác bảo tồn, chăm sóc, Nông trường Cao su An Lộc đã thực hiện đánh số thứ tự cho từng cây trong vườn. Thông tin từ một công nhân cạo mủ cao su tại Nông trường Cao su An Lộc chia sẻ, công việc chính hàng ngày người công nhân là cạo mủ cao su. Hai năm trở lại đây, họ được phân công thêm công việc chăm sóc vườn cây bảo tồn.

Những cây cao su cổ thụ có có lớp vỏ sần sùi, minh chứng sự thăng trầm của cho thời gian. Ảnh: PT. 

Hàng tháng, mỗi khi tới dịp chăm sóc vườn cây, họ sẽ được nông trường điều động về để cắt cỏ, tìm kiếm và phát hiện các loại bệnh trên cây cao su tại vườn. Những cây cao su trong vườn đều đã rất lớn tuổi. Nhiều cây bị mục rỗng trong thân nhưng cây vẫn có sức sống. Do đó, phải chăm sóc thật kỹ, chú ý phát hiện sớm những mầm bệnh trên cây để kịp thời điều trị, cứu chữa cho cây.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học và đa dạng sinh học, vườn cây cao su cổ thụ tại Đồng Nai chính là niềm tự hào của ngành cao su Việt Nam và là nguồn gen quý báu cần được bảo tồn, gìn giữ cho thế hệ mai sau. 

 

 

Mai Ngân

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline