Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Bảo tồn và phát triển làng nghề, tăng thu nhập cho nông hộ

Thứ sáu, 13/01/2023 17:01

TMO - Tỉnh Tiền Giang xác định việc bảo tồn và phát triển làng nghề là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế; đồng thời duy trì, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, tỉnh hiện có 13 làng nghề được công nhận đang hoạt động; trong đó, có 5 làng nghề truyền thống và các làng nghề thuộc nhóm ngành nghề sản xuất như: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (bún, hủ tiếu, bánh phồng, bánh tráng, chế biến thủy sản), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ), đan lát (bàng buông, dệt chiếu, bó chổi), sản xuất đồ gỗ (tủ thờ).

Tỉnh hiện có 3.670 hộ với 11.867 lao động làm việc tại các làng nghề, trong đó có 10.085 lao động tham gia sản xuất thường xuyên; có 65 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất-kinh doanh hoạt động trong làng nghề; thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng. Các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm, phát huy và khai thác tốt lao động có tay nghề, tạo ra thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động các làng nghề hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình, sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất, xen kẽ với khu dân cư trong làng nghề, mặt bằng sản xuất chật hẹp. Sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu nên việc tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm còn yếu; việc đầu tư máy móc và cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế; nhiều cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, trong khi đó việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng còn nhiều khó khăn do không có hoặc không đủ tài sản thế chấp để vay vốn.

Đa số các làng nghề phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, nên việc ổn định sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm khó thực hiện; thị trường tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề không ổn định, dẫn đến bị động trong sản xuất, nhiều cơ sở sản xuất không dám đầu tư mở rộng. Người làm nghề ngày càng giảm do phần lớn thanh niên chọn làm việc ở các khu công nghiệp có thu nhập cao hơn.

Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất còn yếu kém, hạ tầng giao thông nông thôn chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển nhẹ giữa các vùng. Khả năng gắn kết làng nghề với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh còn rất khó khăn do hoạt động làng nghề còn trầm lắng nên việc tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm với các sản phẩm du lịch làng nghề khó thu hút khách; sản phẩm làng nghề chủ yếu gia công ở dạng thô, các đầu mối thu mua tại chỗ thì chưa có không gian trình diễn và trưng bày phù hợp để thu hút khách du lịch đến với làng nghề.

Tỉnh Tiền Giang bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm làng nghề (Ảnh: Hữu Chí) 

Với thực trạng trên, Kế hoạch về việc bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 – 2030 đề ra mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Cụ thể, đến năm 2025 địa phương này nỗ lực bảo tồn và phát triển 13 làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh; Xây dựng 01 - 02 làng nghề gắn với du lịch; Trên 70% làng nghề hoạt động có hiệu quả; 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động; Có ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2030, tỉnh Tiền Giang tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh; Xây dựng 02 - 03 làng nghề gắn với du lịch; Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả; 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; Có ít nhất 50% số làng nghề có sản phẩm được bảo hộ sở hữu thương hiệu; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ là cơ quan đầu mối chủ trì có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn thực hiện các nội dung của kế hoạch; hỗ trợ các cơ sở làng nghề tham gia các hội chợ làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường niên để quảng bá, xúc tiến thương mại và tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi.

Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều lệ hoạt động chủ động, tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp và hội viên tham gia thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề. Tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể phù hợp với nội dung, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển làng nghề; tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Phát triển các làng nghề mới đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Chuyển giao khoa học-công nghệ, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng của các hiệp hội ngành hàng; triển khai thực hiện các chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề.

 

 

Thu Trang 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline