Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 15:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Bảo tồn và phát triển cây đặc sản bản địa

Thứ năm, 17/02/2022 17:02

TMO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển cây ớt A riêu bản địa nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen đặc sản bản địa, mở rộng vùng nguyên liệu hàng hóa, đa dạng sản phẩm, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào miền núi.

Ớt A riêu là cây đặc sản bản địa của huyện Đông Giang, có giá trị kinh tế cao gấp đôi so với cây ngô, cây sắn, góp phần tăng thu nhập cho đồng bào miền núi xã Mà Cooih. Năm 2017, ớt A riêu được đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tập thể, sản phẩm có giá bán từ 250 - 300 nghìn đồng/kg.

Trước giá trị của cây đặc sản bản địa, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đông Giang đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) triển khai đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây ớt A Riêu phục vụ sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam”.

 Người dân xã Mà Cooihm huyện Đông Giang trồng ớt A Riêu dưới tán rừng keo

Theo nhóm nghiên cứu, cây ớt A riêu từng mọc trong tự nhiên với khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi tốt và không đòi hỏi khắt khe về điều kiện chăm sóc, phân bón…Đây là cây đặc sản phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng ở xã Mà Cooih, còn ở nơi khác, cây vẫn phát triển bình thường nhưng quả to hơn và không còn hương vị, độ cay, hương thơm đặc trưng. Đây chính là lợi thế để người dân Mà Cooih xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm.

Cây ớt A riêu phân bố ở 5 thôn của xã Mà Cooih, nhiều nhất ở thôn A Zal (19 hộ) và thôn Tà Rèng (13 hộ) và thôn A Xo (9 hộ). Từ chỗ mọc tự nhiên, cây ớt đã được các hộ dân trồng nhiều thông qua việc lấy cây giống từ rừng.

Từ sự hỗ trợ của huyện, người dân được cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng, phân bón, phát triển diện tích. Song, nhìn chung, diện tích trồng và năng suất ớt trung bình/hộ dân vẫn còn tương đối thấp, sản lượng ớt chưa nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, thu nhập của người trồng ớt còn thấp.

Trong quá trình nghiên cứu phục vụ công tác bảo tồn gen của loài ớt này, nhóm đã  tuyển chọn được số lượng 50 cây ớt có biểu hiện tính trội phục vụ sản xuất hạt giống. Xây dựng vườn lưu giữ cây giống ớt A riêu phục vụ sản xuất hạt giống (500 cây); xây dựng quy trình nhân giống ớt từ hạt; quy trình trồng và chăm sóc ớt A riêu theo hướng nông nghiệp an toàn tại xã Mà Cooih; quy trình kỹ thuật chế biến các sản phẩm ớt A riêu.

Sản phẩm ớt bản địa A Riêu được nâng cao kỹ thuật chế biến đáp ứng tiêu chuẩn cung cấp ra thị 

Đồng thời, xây dựng vườn ươm cây giống rộng 1.000m2, tạo ra gần 500.000 cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn cấp giống. Tích cực triển khai tập huấn, hướng dẫn quy trình nhân giống; quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt A riêu an toàn; kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm cho người dân và cán bộ chuyên môn.

Bên cạnh bảo tồn gen, cấp giống... các nhà nghiên cứu cũng định hướng, hỗ trợ địa phương, hợp tác xã và người dân khâu quảng bá, phát triển sản phẩm, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh khâu liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Nhóm nghiên cứu đã  thiết kế nhãn mác, đăng ký mã vạch truy xuất nguồn gốc, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chế biến sản phẩm tương ớt A riêu; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chế biến sản phẩm ớt A riêu muối măng, muối ớt A riêu và một số sản phẩm khác. Phân tích kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm.

Cùng với sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu của các đơn vị, tỉnh Quảng Nam đồng thời triển khai nhiều giải pháp để tạo cơ hội thuận lợi nhất để bà con phát triển cây ớt bản địa. Trong đó, chú trọng đến các giải pháp ưu đãi về vốn vay cho nông dân tham gia sản xuất tập trung ớt A riêu, cũng như chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2019 - 2025.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline