Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Bảo tồn thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long để nhân rộng cảnh quan du lịch

Thứ ba, 01/03/2022 15:03

TMO - Những năm qua, các loại thực vật đặc hữu trên Vịnh Hạ Long là nguồn gen quý, hiếm đã và đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm bảo tồn, nhân rộng nhằm phát huy tối đa tiềm năng phát triển du lịch.

Theo thống kê từ Viện Tài nguyên và Môi trường biển, tại vùng Vịnh  Hạ Long - Cát Bà có 2.949 loài động, thực vật, trong đó có 1.259 loài thực vật sống trên cạn. Nhiều loài, đặc biệt các loài hoa có giá trị thẩm mỹ cao, có tiềm năng lớn trong nâng cao giá trị cảnh quan, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Những thực vật đặc hữu, quý của Vịnh Hạ Long, nhiều loài thường nở vào mùa hè, phân bổ trên các đảo đá, các điểm tham quan phổ biến như: Lờm Bò, Hang Trai, Chân Voi, Cát Lán, Bồ Hòn, Ba Hang, Bù Xám hay Cửa Vạn và các điểm tham quan, hang động đẹp của Vịnh Hạ Long. Thảm thực vật trên các đảo đá ở Vịnh Hạ Long phân bố quanh 775 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích khoảng 5.000ha. Các loại thực vật trên các đảo đá vôi Vịnh Hạ Long gồm 507 loài, 351 chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao. 

Hoa bông mộc đang được trồng rộng rãi tại các điểm tham quan, du lịch trên Vịnh Hạ Long

Sự phong phú và đa dạng về cả thành phần và số lượng không chỉ tạo nên tính đa dạng sinh học mà còn góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, say đắm nhiều nhà nghiên cứu, du khách. Hệ thực vật, đặc biệt là các loài có giá trị thẩm mỹ, có hoa đẹp trên Vịnh Hạ Long còn khá nguyên vẹn và được bảo vệ tốt để chúng phát triển. Chính vì thế, việc gìn giữ, phát huy giá trị của chúng phục vụ cho phát triển du lịch là rất ý nghĩa, không chỉ tô điểm thêm vẻ đẹp mà còn góp phần khẳng định thương hiệu Di sản, Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long.

Các chuyên gia tại Viện Sinh thái học nhận định, Di sản thế giới Vịnh Hạ Long đang sở hữu một "kho báu" thực sự với hệ sinh thái đa dạng đặc biệt là các loài động, thực vật, thuận lợi cho việc đưa vào khai thác du lịch. Điều này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ được hệ sinh thái và những giá trị tự nhiên vốn có của Vịnh Hạ Long.

Chính vì thế, để đảm bảo việc bảo tồn và phát huy giá trị các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm trên Vịnh, thời gian qua, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã nhiều lần khảo sát nghiên cứu đặc tính, tìm cánh bảo tồn, phát huy giá trị các loài này. Các đề tài nghiên cứu, nhân giống và trồng các loại thực vật thực hiện trên cơ sở nhân giống bằng hạt đối với cọ, bông mộc và tách triết với lan hài.

Loài hài đốm hoa vàng trên các sườn núi tại Vịnh tạo nên cảnh quan độc đáo cho các tuyến tham quan

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai tiến hành các đề tài, chương trình nghiên cứu tự nhân giống tại chỗ để khẳng định sự thành công rồi sau đó đưa vào nhân giống đại trà tại Trung tâm Khoa học và Sản xuất nông lâm nghiệp (phường Minh Thành, TX Quảng Yên). Nhờ đó, cho tới nay đã có thành quả nhất định.

Điển hình là đề tài nghiên cứu, nhân giống bông mộc và loài thực vật này đã được nhân giống thành công từ năm 2013, được trồng thành các vạt lớn trên các đảo đá. Gần đây, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đều phân bổ cho các trung tâm trồng theo các đợt và chương trình Tết trồng cây. Theo đó, khu vực hang Đầu Gỗ hoặc khu vực hòn Lướt trồng khoảng 200 cây kết hợp lượng cây tự nhiên có sẵn.

Ban quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện nhân giống cọ Hạ Long

Đồng thời, Ban quản lý cũng tiến hành cũng cho trồng bổ sung cây bông mộc tạo cảnh quan ở các điểm như đảo Mê Cung, Bái Đông; trồng ở hai điểm đông khách tham quan là Titop, Sửng Sốt với khoảng 100 cây. Nhờ đó cho tới nay, đã tạo được một vạt cây bông mộc và dự kiến sẽ cho hoa rực rỡ vào mùa du lịch, tô điểm thêm cảnh đẹp tuyến tham quan số 2 mà du khách, tàu thuyền hay qua từ Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu.

Với định hướng phát triển du lịch bền vững, phát huy những giá trị Vịnh Hạ Long, quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị đa dạng sinh học phục vụ phát triển du lịch là cách làm hay, khai thác hết tiềm năng, mở ra hướng đi bền vững cho phát triển du lịch.

 

Hoài Phan

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline