Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 01:01
Thứ tư, 08/03/2023 14:03
TMO - Trong những năm qua, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, các giá trị văn, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia, thiết thực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới.
Bảo tồn di sản văn hóa là nhằm thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và vun đắp tư tưởng, đạo đức, lối sống nhân văn và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Bảo vệ di sản văn hóa tạo cơ sở khoa học nhằm cung cấp cho xã hội những dạng thông tin nguyên gốc, chân thực chứa đựng nguồn tri thức dân gian/bản địa, kinh nghiệm và bài học lịch sử có ích cho thế hệ hôm nay hiểu đúng về quá khứ, nhận thức đúng về hiện tại và định hướng tương đối chính xác cho xu thế phát triển của đất nước và cả nhân loại để có phương thức ứng xử phù hợp nhất, có lợi nhất cho quốc gia dân tộc.
Di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
Di sản văn hóa cùng với các dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp cho xã hội những sản phẩm văn hóa/loại hàng hóa đặc biệt mang "giá trị kép" - thoả mãn nhu cầu hưởng thụ về tinh thần ngày càng cao của con người, đồng thời có thể bán cùng một lúc cho nhiều người, bán nhiều lần "giá trị trải nghiệm" văn hóa, tạo nguồn thu khá lớn đóng góp vào tổng thu quốc gia hằng năm. Mặt khác du lịch văn hóa/du lịch di sản còn tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân địa phương cư trú xung quanh di sản văn hóa và các điểm đến du lịch.
Di sản văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và cộng đồng, tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển ngành du lịch, đem đến lợi ích kinh tế và quảng bá hình ảnh của địa phương, đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.
Là vùng bán sơn địa, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng, những năm qua, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã chú trọng bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo tồn di sản văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch, Kim Bảng đã huy động hàng trăm tỷ đồng tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Nguồn vốn chủ yếu do nhân dân đóng góp, con em xa quê công đức và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Một số di tích lịch sử văn hoá có giá trị được đưa vào khai thác du lịch như Chùa Bà Đanh – Núi ngọc, Đền bà Lê Chân, Chùa Đức Tiên Ông. Đối với việc bảo tồn văn hóa phi vật thể, huyện chỉ đạo phát triển các loại hình nghệ thuật. 100% thôn xóm có câu lạc bộ (CLB) hát dân ca, Duy trì CLB hát chèo xã Lê Hồ, hát dặm Quyển Sơn xã Thi Sơn. Các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian cũng dần được khôi phục. Khai thác hiệu quả tuyến du lịch Sông Đáy kết nối với điểm du lịch quốc gia Tam Chúc - Ba Sao và các danh thắng, các di tích lịch sử: Núi Ngọc - Chùa bà Đanh, Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, Đền bà lê Chân.
Vừa qua, chùa Phương Đàn tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã vinh dự đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Đây là sự kiện lớn, quan trọng đối với người dân địa phương, bởi đã từ lâu chùa Phương Đàn không chỉ là nơi phục vụ tín ngưỡng của người dân nơi đây, mà còn là chốn linh thiêng thu hút đông đảo Phật tử mọi miền xa xôi trở về.
Chùa Phương Đàn (xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đã vinh dự đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh, thúc đẩy công tác bảo tồn giá trị văn hóa, di sản tại địa phương.
Tương truyền rằng, chùa Phương Đàn, xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam có hiệu là Chân Minh Tự. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây là địa điểm học tập sinh hoạt của nhiều người yêu nước, là nơi đặt trạm chỉ huy của trung đoàn 60 và là nơi đặt kho bạc của quân khu 3 phục vụ kháng chiến, che dấu chiến sĩ cách mạng nằm vùng.
Vào những năm 1940, khi kháng chiến chống Pháp đang cao trào, sư trụ trì Thích Thanh Yết do bị kẻ gian chỉ điểm và bị bắt, dù bị tra tấn cực hình nhưng vẫn giữ bí mật đến hơi thở cuối cùng, bảo vệ cho bộ đội ta được an toàn. Và đến ngày 22 tháng 9 năm 1952 sư cụ đã bị sát hại tại chân núi Lê bốt Quang Thừa.
Gắn với lịch sử lâu đời cùng với những điển tích hào hùng ấy, chùa Phương Đàn luôn được nhân dân bảo tồn, gìn giữ và tôn tạo qua nhiều năm tháng. Đây đã, đang và sẽ là nơi để nhân dân truyền lại cho thế hệ con cháu đời sau về tình yêu với quê hương, đất nước, trách nhiệm bảo tồn những giá trị văn hoá lịch sử. Và hơn cả là nơi học tập, tu dưỡng, là nơi chốn thiêng tìm về để thấu được chân lý giữa đạo và đời, cùng nhau sống đẹp và ý nghĩa hơn!
Có thể nói việc bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở Kim Bảng đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông và hướng tới phát triển nền kinh tế du lịch bền vững.
Kiều Hiếu
Bình luận