Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 20:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

Bảo tồn nghề làm gốm Dưỡng Động ở Hải Phòng

Thứ sáu, 08/11/2024 06:11

TMO - Hàng trăm năm trước, làng nghề gốm Dưỡng Động (xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) từng nổi tiếng với nghề gốm truyền thống, được nhiều người biết đến. Trải qua nhiều thăng trầm, những người dân làng gốm Dưỡng Động ngày nay vẫn “đau đáu” gìn giữ, bảo tồn ngọn lửa nghề.

Xưa kia, làng gốm Dưỡng Động tạo tiếng vang khắp cả nước bởi sản phẩm gốm có màu phù sa tự nhiên của vùng nông thôn Bắc Bộ. Chính sắc màu ấy đã làm nên tên tuổi gốm Dưỡng Động, có lúc đã vượt qua biên giới Việt Nam đến với bè bạn quốc tế.

Được biết, từ xa xưa, vùng đất bãi Dưỡng Động nằm ven sông Giá, được thiên nhiên ban tặng chất đất dẻo quánh có cái tên rất gợi “trúc thôn hoa đào”. Đây là loại đất chỉ có thể lấy được ở các “đượng”, tức các cồn nổi giữa dòng sông Giá, có thể tạo màu tự nhiên mà không cần pha trộn.

Từ nguồn đất dẻo quánh, tạo nên những màu gốm Dưỡng Động tự nhiên. 

Từ nguồn đất này, người làng Dưỡng Động vốn khéo tay, hay lam hay làm đã tạo dựng nên nghề làm gốm truyền từ đời này sang đời khác. Theo lời của một số bậc cao niên sành chơi đồ gốm cổ, từ hàng trăm năm trước, thương hiệu gốm Dưỡng Động nổi tiếng không kém các làng nghề như Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Ninh)...

Dưới bàn tay tỉ mỉ, khéo léo, những sản phẩm gốm đã ra đời. 

Để làm ra một sản phẩm gốm phải trải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự sáng tạo và kiên trì, tỉ mỉ. Những nghệ nhân, thợ giỏi của làng ngày ấy đã tạo ra bộ ấm chén da Chu với màu men và kiểu dáng thanh nhã, tinh tế. Xưa kia, người người, nhà nhà làm không nghỉ tay, các lò nung chạy hết công suất mà vẫn không đủ đáp ứng những đơn đặt hàng trong nước. Thậm chí, gốm Dưỡng Động còn được xuất khẩu tới châu Âu hoặc vùng Đông Á.

Nếu như gốm Phù Lãng và Bát Tràng gây ấn tượng bởi chất men độc đáo, thì gốm Dưỡng Động tự hào với bí quyết tạo nên sự hòa quyện hoàn hảo giữa đất và lửa, cho ra đời những sản phẩm mang màu sắc tự nhiên vô cùng bắt mắt. Gốm Dưỡng Động để trở thành thành phẩm phải trải qua quá trình nung vừa lửa, đảm bảo độ rắn chắc, bền đẹp cho sản phẩm. Đồng thời, quá trình nung cũng giúp làm mới màu nâu đỏ tự nhiên của đất sét có độ sắt cao, đặc trưng của vùng ven sông Hải Phòng.

Lớp trước truyền lớp sau, tên tuổi gốm sứ Dưỡng Động ngày càng được khẳng định. Khu vực làng gốm còn được đặt cho một cái tên khác cũng rất “gốm”: Xóm Lò. Người làng gốm tự hào với nghề, tự hào với chất lượng của từng sản phẩm mang xuất xứ quê mình. Trong chiến tranh, các nghệ nhân gốm đã cùng nhau chia sẻ nghề riêng, cùng thành lập Hợp tác xã gốm sứ Minh Khai, tạo ra các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao như đồ gốm, sứ gia dụng, gốm sứ trang trí.

Các sản phẩm gốm Dưỡng Động đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã. 

Làng gốm Dưỡng Động, vốn nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương, từng có giai đoạn bị mai một. Nhắc đến gốm Dưỡng Động, nhiều người vẫn còn tiếc nuối về một làng nghề vang danh một thời. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực gìn giữ và phát huy của chính quyền địa phương cùng với tâm huyết của những người con làng nghề, gốm Dưỡng Động đang dần hồi sinh, khẳng định vị thế của mình trên bản đồ gốm sứ Việt Nam.

Sự hồi sinh của gốm Dưỡng Động là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống, là niềm tự hào của người dân Hải Phòng. Du khách đến với TP.Hải Phòng khi tới với làng góm Dưỡng Động không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tinh xảo mà còn có cơ hội tìm hiểu về quy trình sản xuất, trải nghiệm làm gốm cùng người dân địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề.

 

Nguyễn Hà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline