Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/04/2025 02:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 08/04/2025

Bảo tồn giống cây trồng bản địa tại Bình Định

Chủ nhật, 06/04/2025 15:04

TMO - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ triển khai các dự án nghiên cứu nhằm bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…của tỉnh Bình Định.

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) cho biết, nguồn gen các giống cây trồng bản địa rất dễ bị mất. Những giống này đã tồn tại từ đời này qua đời khác nên đã bị thoái hóa, dễ bị nhiễm sâu bệnh, sản xuất không hiệu quả nên người dân không sản xuất nữa hoặc còn sản xuất nhưng đã bị lẫn tạp.

Với mục tiêu bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bình Định, ASISOV đã tiến hành điều tra hiện trạng canh tác, đánh giá đặc điểm nông sinh học đặc trưng các giống lúa cạn, ngô nếp và sắn ngọt có nguồn gốc bản địa của các địa phương miền núi của Bình Định, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển.

Việc điều tra được thực hiện tại 9 xã miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định như Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Thuận (huyện Vĩnh Thạnh); Canh Hòa, Canh Thuận (huyện Vân Canh); Vĩnh An, Tây Xuân (huyện Tây Sơn); An Quang, An Nghĩa (huyện An Lão)

Nhóm thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh “Bảo tồn nguồn gen một số giống cây trồng (lúa cạn/rẫy, ngô nếp và giống sắn ngọt) có nguồn gốc bản địa gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định” đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể: điều tra, thu thập và xây dựng được bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của một số giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định;

Tư liệu hóa và bảo tồn nội vi kết hợp ngoại vi được một số giống lúa cạn/rẫy, ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt của tỉnh Bình Định; Xây dựng mô hình canh tác theo hướng bảo tồn phát triển các giống lúa cạn/rẫy, giống ngô nếp (nương rẫy) và giống sắn ngọt gắn với phát triển kinh tế cho phụ nữ nông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh Bình Định.

Sau thời gian thực hiện 30 tháng (từ tháng 08/2022 đến tháng 02/2025), đề tài đã đạt kết quả, đảm bảo mục tiêu và tiến độ đề ra, cụ thể: Hạt giống lúa cạn được thu thập, chọn lọc mang đầy đủ các tính trạng đặc trưng như bảng mô tả với lượng là 0,5kg/giống×09 giống; hạt giống ngô nếp (nương rẫy) được thu thập, chọn lọc mang đầy đủ các tính trạng đặc trưng như bảng mô tả với lượng là 10kg; mô hình 03 ha giống lúa cạn/ rẫy (Ba Đác, Ba Tranh, Ba Dú) với năng suất bình quân đạt 3,77 tấn/ha (tăng 21,1% so với trồng đại trà); mô hình 01 ha giống ngô nếp với năng suất đạt 12,92 tấn/ha (tăng 20,8% so với đại trà); mô hình 01 ha giống mì gòn với năng suất đạt 13,9 tấn/ha (tăng 38,4% so với đại trà)...

Từ kết quả mang lại, các mô hình này nên được nhân rộng trong thời gian sắp tới để người dân vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc ít người được tiếp cận nguồn giống tốt, kỹ thuật trồng mới, giúp nâng cao năng suất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

(Ảnh minh họa). 

Trước đó, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định triển khai đề tài nghiên cứu "Bảo tồn nguồn gene Dừa nước (Nypa fruticans) nhằm phục hồi rừng ngập mặn, phục vụ du lịch sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Định".

Nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu lá dừa nước tại ba điểm khác nhau thuộc huyện Tuy Phước để nghiên cứu DNA. Kết quả phân tích cho thấy các mẫu dừa nước tại Bình Định có độ tương đồng 100% với loài Nypa fruticans trong ngân hàng gene quốc tế geneBank. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương đồng cao về mặt di truyền giữa các mẫu thu thập từ ba địa điểm khác nhau tại xã Phước Hòa, Phước Thắng và Phước Sơn.

Dự án cũng áp dụng cả hai phương pháp ươm giống tiên tiến là invivo và invitro để tạo ra những cây giống khỏe mạnh, có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Việc bảo tồn gene dừa nước là bước đi quan trọng trong chiến lược phục hồi hệ sinh thái đất ngập mặn của tỉnh. Thành công của việc ứng dụng công nghệ DNA trong bảo tồn dừa nước tại Bình Định mở ra triển vọng áp dụng phương pháp này cho nhiều loài cây quý hiếm khác, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của địa phương.

Tỉnh Bình Định có sự đa dạng các loài thực vật với nhiều loài quý hiếm, đặc hữu, trong đó có nguồn gen cây dược liệu, rau màu, lúa, hoa cảnh... Việc khai thác theo cách thức tận diệt, cộng với biến đổi khí hậu, môi trường sống... khiến nhiều giống cây trồng bản địa có nguồn gen quý, có giá trị kinh tế cao có nguy cơ thoái hóa, lẫn tạp, thậm chí có thể biến mất hoàn toàn trong tự nhiên.

Vì vậy, việc UBND tỉnh đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá thực trạng nguồn gen đang có nguy cơ cao, sau đó ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý các nguồn gen quý, hiếm, nhất là các loài gen mang đặc trưng của địa phương, có giá trị kinh tế cao là một việc làm hết sức quan trọng./.

 

 

Đức Nam 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline