Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Thứ tư, 11/09/2024 08:09

TMO - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão là nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai.

Vào mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Do đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm khi xảy ra bão lụt cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ vô cùng quan trọng. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi khiến thực phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật. Khi bão lũ xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế.  

Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm có thể bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết mưa ẩm, dẫn đến việc ôi, thiu, mốc, hỏng và sinh ra độc tố, điều này có thể gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, sau bão lụt, thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng cũng như các bệnh tiêu chảy do virus,  viêm gan A, E…

Nguồn nước lúc này có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và nước uống được sử dụng dùng để chế biến thức ăn. Đặc biệt, sau mưa lũ cũng là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm cao do bảo quản thực phẩm chưa đúng cách hoặc lựa chọn, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Theo các chuyên gia y tế, trong mùa mưa bão, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân trở nên cao hơn. Đặc biệt, sau mưa lũ, tại các địa phương miền núi thường xảy ra các trường hợp ngộ độc do tiêu thụ nấm hoặc các thực phẩm địa phương, mang tính chất bản địa, vùng miền.

(Ảnh minh họa). 

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.

Khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sau mưa bão, theo các chuyên gia dinh dưỡng ngay sau khi nước rút, người dân cần nhanh chóng khôi phục lại sản xuất để có nguồn thực phẩm tại chỗ an toàn, giàu dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng bữa ăn của bà mẹ, trẻ em và gia đình. Trong đó, người dân nên lựa chọn các loại rau, hoa quả có giá trị dinh dưỡng cao (rau dền, rau đậu, cà rốt, chuối, đu đủ, bầu bí, trái cây có múi...) hay trứng, cá, thịt.

Về thói quen dự trữ thực phẩm, không ít gia đình có thể mua thực phẩm dự trữ dài ngày trong mùa mưa bão. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm dự trữ đúng, bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Đầu tiên, cần kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh. Tủ lạnh giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm trong một thời gian ngắn, nhưng nhiệt độ trong tủ lạnh phải được điều chỉnh ở mức thích hợp. 

Trong thời gian mất điện, cửa tủ lạnh và tủ đá phải được đóng kín hoàn toàn để duy trì nhiệt độ lạnh. Một tủ đá với đầy kín thức ăn, nếu cửa đóng chặt thì sẽ giữ được nhiệt độ lạnh khoảng 48 giờ, trong khi đó nếu tủ chỉ chứa một nửa thực phẩm thì giữ được độ lạnh 24 giờ. Đối với tủ lạnh thì khác, nó chỉ giữ được độ lạnh khoảng 4 giờ sau khi bị mất điện. 4 giờ sau khi mất điện, các thực phẩm hư phải được bỏ đi.

Mặc dù những thức ăn này không phát ra mùi hôi nhưng vẫn có thể chứa vi khuẩn mang bệnh. Đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi. Các loại thực phẩm sau đây cần phải bỏ đi: Thịt đã nấu chín hoặc còn sống, cá, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồng thời, những thức ăn dư thừa từ những ngày trước đó cũng nên đổ đi. 

Tiếp theo, khi có điện trở lại, cần phải xem thực phẩm trong tủ lạnh còn tươi và an toàn để tiếp tục dùng hay không. Nếu đã để một nhiệt kế trong tủ đá và nhiệt độ trên nhiệt kế vẫn còn dưới 4-5 độ C thì thực phẩm vẫn còn dùng được. Nếu cẩn thận hơn nữa thì có thể kiểm tra từng gói đồ ăn, nếu chúng vẫn còn dính băng đá hoặc dưới 4-5 độ C thì có thể tiếp tục giữ lạnh những gói thức ăn này hay đem nấu. Cần bỏ đi những thực phẩm bị hư có trong tủ lạnh, tủ đá và dọn sạch tủ lạnh. Khi nhiệt độ trong tủ lạnh hạ xuống dưới 4-5 độ C thì có thể bỏ các thức ăn mới vào tủ.

Khi nhà bị ngập nước sẽ có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt hơn hết là nấu nước sôi để nguội uống hoặc uống nước đóng chai trong thời gian này. Bên cạnh đó, không nên ăn những thức ăn có dính nước lụt hoặc thức ăn được lấy ra từ những thùng bị thấm nước lụt. Các chai nước soda, nước giải khát được đậy bằng các nắp vặn, nắp xoắn, thức ăn đóng hộp… đã tiếp xúc với nước lụt thì không thể khử trùng, khi uống sẽ có thể gây vấn đề xấu cho sức khỏe.

Người dân lưu ý không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt; bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác; không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn… Bên cạnh vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, người dân cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng sau khi ổn định lại cuộc sống.../.

 

 

Lê Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline