Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Bảo đảm an toàn các công trình chống lũ

Thứ ba, 05/04/2022 09:04

TMO - Nhằm chủ động ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, các cấp chính quyền tại thành phố Hà Nội đang khẩn trương xây dựng phương án bảo đảm an toàn công trình chống lũ, trước khi bước vào mùa mưa lũ 2002 được cảnh báo với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.

Đê hữu Đáy và tả Đáy có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng, chống lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân các quận, huyện: Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa... nhưng hiện 2 tuyến đê này đã xảy ra nhiều sự cố sạt lở, sụt lún. Để bảo đảm an toàn công trình, làm nhiệm vụ chống lũ năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng khẩn cấp công trình khắc phục sự cố sạt lở, sụt lún từ những tháng cuối năm 2021.

Hà Nội củng cố hệ thống đê kè làm nhiệm vụ phòng chống lũ trên sông Bùi, đoạn qua địa phận huyện Mỹ Đức.

Theo các hạt quản lý đê: Đan Phượng, Thạch Thất - Quốc Oai, Ứng Hòa - Mỹ Đức, những sự cố đê điều nêu trên hiện đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi. Nhưng nếu có mưa lớn kéo dài, mực nước sông dâng cao thì những sự cố này sẽ phát triển, uy hiếp an toàn công trình chống lũ.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ cuối tháng 5, bão và áp thấp nhiệt đới sẽ bắt đầu hoạt động ở vùng biển phía Bắc Biển Đông, có khả năng xuất hiện các cơn bão mạnh. Tổng lượng mưa ở các khu vực được dự báo bằng hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt có xu hướng gia tăng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Với những dự báo đáng lo ngại nêu trên, chính quyền địa phương và người dân nơi có các tuyến đê bị sạt lở, sụt lún mong muốn các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn công trình chống lũ…

Đơn vị đang tập trung thi công khắc phục sự cố sạt lở bờ sông, bảo vệ đê hữu Hồng, đoạn qua thị xã Sơn Tây.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2021, trên các tuyến đê, kè bờ sông: Hồng, Đà, Đuống, Đáy, Bùi thuộc địa bàn thành phố phát sinh 40 vị trí sụt lún, sạt lở, hư hỏng. Để bảo đảm an toàn công trình, làm nhiệm vụ chống lũ năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở NN&PTNT và các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Quốc Oai… làm chủ đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp khắc phục sự cố đê điều; thời gian hoàn thành trước ngày 30/6.

Để bảo đảm an toàn công trình chống lũ, Chi cục Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội) cho biết, Chi cục đề nghị các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành công trình khắc phục sự cố đê điều đúng chất lượng, tiến độ thành phố giao. Các quận, huyện, thị xã phối hợp cùng cơ quan quản lý đê tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án hộ đê đối với từng tuyến đê, từng khu vực trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”.

Chi cục Phòng chống thiên tai Hà Nội coi việc bảo vệ hệ thống đê điều là nhiệm vụ thường xuyên.

Ngoài ra, các địa phương chủ động chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ hộ đê cho từng tuyến đê… Đồng thời, thực hiện diễn tập phương án hộ đê, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê.

Trận mưa trái mùa vừa xảy ra tại các tỉnh miền Trung đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng của người dân. Vì vậy, thành phố Hà Nội coi việc bảo đảm các công trình chống lũ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, trong thời điểm này việc đẩy nhanh tiến độ khắc phục các sự cố đê điều được nhấn mạnh là nhiệm vụ trọng tâm.

 

Thu Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline