Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Băng rừng, lội suối hái lộc trời trên dãy Chư Yang Sin

Thứ tư, 09/03/2022 16:03

TMO - Trên dãy núi Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) hùng vĩ cây đót mọc xanh tốt um tùm. Vào dịp đầu Xuân, cây đót trổ bông khắp núi rừng thu hút người dân địa phương đến hái. Bà con ví bông đót là “lộc trời” ban tặng, để chống lại cái đói màu giáp hạt.

Đót là loại cây cỏ dại mọc trên các triền núi, lưng đồi. Mỗi năm cây đót nở đúng một lần, thường vào đầu Xuân. Người dân hái bông đót về làm nguyên liệu kết chổi đót - một vật dụng phổ biến trong gia đình. 

Núi Chư Yang Sin mang lại "lộc trời" vào mùa đót cho người dân

Theo các hộ dân tại xã Cư Pui (huyện Krông Bông), thời điểm này là cuối mùa, đót không còn bông đẹp nữa do người dân đã hái trước đó hoặc số ít sót lại thì đã già. Song, đót vẫn còn dùng được, nếu chăm chỉ thì cũng kiếm được kha khá. 

Hái đót là công việc vất vả, phải thức dậy từ khá sớm, cuốc bộ hàng chục km, len lỏi trong rừng để kiếm tìm bông đót

Mùa đót bắt đầu từ giáp Tết Nguyên đán kéo dài đến tháng 3 Dương lịch hằng năm nên người hái phải chạy đua với thời gian, bởi nếu để sau 30 - 45 ngày từ khi đót trổ bông mà không hái thì bông sẽ già và khô trên cây. Bông đót sau khi hái về được bán ngay cho các cơ sở. Cao điểm, mỗi ngày có hàng chục, thậm chí cả trăm người dân trong xã Cư Pui và một số xã lân cận rủ nhau lên rừng tìm kiếm “lộc trời”. Nhà nào chăm chỉ, mỗi mùa đót có thể kiếm được từ vài triệu đến gần chục triệu đồng.

Đót thường mọc trên núi cao, nơi vách đá, người hái đót còn gặp nguy hiểm nếu chẳng may bị rắn, rết, côn trùng cắn

Thường một người có thể hái khoảng 50 - 60 kg đót tươi/ngày, thậm chí có người hái được cả tạ. Sau khi mang đót từ rừng về có thể bán cho cơ sở thu mua với giá khoảng 6.500 đồng/kg đót tươi, đót khô có giá khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi người có thể kiếm được hơn 300.000 đồng/ngày. 

Việc phơi đót thuê cũng đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng/người/ngày

Mỗi một mùa hái "lộc trời" trôi qua trong niềm vui "trúng mùa, trúng giá", đồng nghĩa với nỗi lo về mùa "giáp hạt" không còn đè nặng trên đôi vai những nông dân. Cuộc sống của người dân dần ổn định hơn nhờ những vạt đót nơi lưng chừng núi. Khác với trước đây, bà con đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã biết gìn giữ "lộc trời" cho những mùa sau bằng cách chặt bỏ cây già để cây con mọc lên, hoặc tự trồng đót ven rẫy, ven đường, ở những khu đất trống, đồi trọc... 

 

Hồng Thảo

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline