Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Bạc Liêu thúc đẩy liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản

Thứ tư, 31/07/2024 11:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời góp phần tiêu thụ nông sản thuận lợi hơn.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, ngành hàng lúa gạo và thủy sản của tỉnh đang phát triển tốt, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên. Nông dân mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo. Dần thay đổi tư duy, không còn sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, nông dân chủ động tham gia chuỗi liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

Toàn tỉnh hiện có 102 cánh đồng lớn với diện tích canh tác 29.891ha. Đến nay, Bạc Liêu đã thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa được 93.638ha, chiếm 48,88% diện tích gieo trồng. Diện tích canh tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) là 136.852ha, sản lượng 388.740 tấn. Diện tích thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm trong năm 2023 là 3.732ha, chiếm 2,53% diện tích NTTS. Về rau màu, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ được 1.311ha, chiếm 7,20% tổng diện tích gieo trồng của tỉnh, chủ yếu là các loại rau má, rau cần nước, hành, hẹ, ngò rí, bắp...

Qua liên kết sản xuất đã hình thành và phát triển được vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, gắn liên kết sản xuất tập trung với tiêu thụ sản phẩm, quy mô cánh đồng lớn sản xuất từ 1 - 2 giống lúa/cánh đồng. Trên từng cánh đồng, nông dân tham gia liên kết sản xuất được hỗ trợ chi phí cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu lúa hàng hóa đầu ra ổn định. Đặc biệt, giảm được mức độ rủi ro do thương lái ép giá và thu mua với giá cao hơn giá thị trường từ 50 - 200 đồng/kg lúa.

Trên địa bàn tỉnh, thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua 3 hình thức chủ yếu: liên kết bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết có hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông hộ; liên kết theo chuỗi giá trị khép kín. Trong đó, hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông hộ được triển khai phổ biến nhất. 

Toàn tỉnh hiện có 102 cánh đồng lớn với diện tích canh tác 29.891ha. Ảnh: CQ. 

Tuy nhiên theo đánh giá của UBND tỉnh, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn manh mún, quy mô nhỏ, khả năng đầu tư sản xuất của người dân còn hạn chế trong khi vẫn còn quá ít doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nên việc phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết vẫn còn hạn chế. Vai trò hoạt động của các Hiệp hội, HTX trong tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa được phát huy tối đa, còn thụ động. Tình trạng doanh nghiệp và nông dân phá tự vỡ hợp đồng khi có sự biến động về giá, thị trường tiêu thụ rất phổ biến nên các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản chưa thật sự bền vững.

Việc cung cấp thông tin và dự báo về thị trường tiêu thụ nông sản đôi lúc chưa kịp thời nên làm nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường. Một số địa phương vẫn còn gặp tình trạng sản xuất tự phát, không theo định hướng thị trường nên xảy ra cung vượt cầu ở một số thời điểm. Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh hiện nay chưa có thương hiệu, bao bì, nhãn mác nên khó tiêu thụ ở các kênh phân phối hiện đại…

Để thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực. Thực hiện đồng bộ mối quan hệ liên kết giữa 6 nhà: “Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà ngân hàng - nhà khoa học - nhà phân phối”. Trong đó, doanh nghiệp được xem là khâu kết nối giữa sản xuất với thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia “hợp tác để cùng có lợi”. 

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung thực hiện đẩy mạnh việc liên kết, xây dựng vùng sản xuất có quy mô lớn, phù hợp cho từng loại nông sản, tập trung là lúa và tôm, xây dựng chuỗi giá trị cho các loại sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững. Tiếp tục khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa, tự động hóa dây chuyền chế biến nông sản để tạo ra sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phong phú, đáp ứng yêu cầu của thị trường,…

Đối với Sở NN&PTNT cần tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng chuỗi giá trị sản xuất hiện có. Tích cực phối hợp với các địa phương kêu gọi, tạo môi trường thuận lợi để các công ty, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương tập trung thực hiện đẩy mạnh việc liên kết, xây dựng vùng sản xuất có quy mô lớn, phù hợp cho từng loại nông sản, tập trung là lúa và tôm. 

Sở Công Thương triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản chất lượng cao (ưu tiên lúa gạo) đủ điều kiện xuất khẩu. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở NN&PTNT nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Liên minh Hợp tác xã tỉnh tiếp tục hỗ trợ, thực hiện củng cố cá ác hợp tác xã nông nghiệp, giúp các hợp tác xã đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động…

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, vận động và tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất theo quy hoạch; thường xuyên thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thực hiện liên kết sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực của từng địa phương để đảm bảo ổn định đầu ra, phát triển ngành nông nghiệp bền vững…/.

 

 

Kiều Hiếu 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline