Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 17:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ: Biết ơn và tri ân

Thứ tư, 26/07/2023 15:07

TMO - Chiến tranh qua đi nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn rất lớn lao và khốc liệt, ghi dấu mãi mãi trong tâm trí mỗi thế hệ người dân Việt Nam. Hằng năm, cứ đến Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), nhân dân cả nước lại tưởng nhớ về những người lính đã hy sinh xương máu vì nền độc lập tự do của Tổ quốc - Ngày lễ này được ghi nhận như là một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở đất nước ta. Chúng ta luôn trân trọng, biết ơn, tưởng nhớ những chiến sĩ đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng tri ân và sự kính trọng lớn lao.

Tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ truy điệu và an táng 2 bộ hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên - Ảnh: NDO.

Nhắc đến thương binh, liệt sĩ là nghĩ và nói về chiến tranh, hậu quả vô cùng dai dẳng của nó. Chiến tranh đã đi qua, nhưng những hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn hiện hữu. Để đất nước độc lập, tự do, bao nhiêu mồ hôi, máu và nước mắt đã đổ xuống trên mảnh đất quê hương. Biết bao người con ưu tú đã ngã xuống, bao người trở về không còn lành lặn, mãi mãi mang thương tật trong mình... Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ, người con đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình.

Tính đến năm 2022, các cơ quan chức năng đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, trên 139.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hơn 1.300 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng…

Có thể nói, đến nay, hòa bình và sự phát triển bền vững của đất nước đã được đánh đổi bằng quá trình đấu tranh lâu dài, trong đó những cuộc chiến giành độc lập đã xảy ra trong quá khứ là không thể tránh khỏi của nhiều dân tộc. Việt Nam của chúng ta ngày hôm nay giành được độc lập là công lao của biết bao thế hệ đi trước. Trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho Tổ quốc.

Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Bác Hồ đã viết: "Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do". Cho nên đối với "những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng", và Người giải thích: "Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại".

Đất nước đã hòa bình, nhưng chiến tranh chưa hẳn đã lùi xa, hàng ngày hàng giờ các thế lực thù địch, phản động lưu vong vẫn nhăm nhe chia cắt đất nước, những loại tội phạm nguy hiểm vẫn chực chờ cơ hội, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh vẫn hoành hành. 

Trong giai đoạn gần đây nhất, bối cảnh đại dịch Covid-19 càng làm rõ nét hơn hình dáng của những người con đã và đang hi sinh vì vận mệnh của quốc gia, vì an toàn và sức khỏe cho cộng đồng - người dân cả nước. Quay ngược lại chiều dài lịch sử, trải qua bao năm tháng chiến tranh khốc liệt, quân và dân ta còn không ngại hy sinh cả máu thịt, tính mạng của mình cho bình yên của non sông. Trong những trận chiến khốc liệt năm đó, nhân dân miền Bắc làm hậu phương chi viện sức người, sức của cho miền Nam thân yêu, có những tiểu đội xe không kính băng rừng Trường Sơn bon bon chạy vì miền nam phía trước…. Những ngày tháng chống dịch bệnh Covid-19, khi miền Nam đứng trước cảnh hiểm nguy, mất mát do đại dịch, cả nước lại một lần nữa đứng lên cổ vũ, chi viện hết sức mình đến miền Nam ruột thịt thân yêu. Nhìn những đoàn xe của các y bác sĩ, các trường đại học, các tình nguyện viên từng đoàn, từng đoàn tiến vào miền Nam với chuyến đi mang tên hướng đến “Miền Nam ruột thịt”, trong tim mỗi chúng ta như thắt lại dâng trào một cảm giác tự hào, trân quý và biết ơn vô cùng.

76 năm đi qua (27/7/1947-27/7/2023) là 76 mùa tri ân, ngày 27/7 trở thành ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên, không thể quên. Suốt 76 năm qua, các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng luôn được quan tâm, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện KTXH của đất nước trong từng thời kỳ, với mục tiêu để cuộc sống gia đình người có công cao hơn hoặc bằng với mức sống bình quân chung của người dân nơi cư trú. 

Có thể thấy cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ vẫn được triển khai tích cực.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta còn chăm lo người có công bằng các chính sách cụ thể, như chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, ưu tiên giao đất sản xuất, hỗ trợ cải thiện về nhà ở, đất ở, các chương trình dạy nghề, tạo việc làm; thực hiện chính sách về giáo dục, đào tạo; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp phục vụ thương binh; đẩy mạnh tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ; xây dựng và tu bổ, tôn tạo hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ…

Cùng với việc thực hiện các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp, các đơn vị quân đội, công an, doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài nước cũng đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động cũng như huy động nhiều lực lượng tham gia phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" với nhiều hoạt động rất cụ thể, thiết thực, như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Có thể thấy, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

 

Tạ Thành

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline