Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 08:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Yên Bái tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng rừng trồng

Thứ sáu, 11/08/2023 07:08

TMO - Những năm trở lại đây, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, hướng dẫn người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế qua đó nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững trên địa bàn.

Tại tỉnh Yên Bái, diện tích quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp đến năm 2025 là 487.681ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là 433.967,4ha (rừng tự nhiên 214.796,9ha; rừng trồng 219.170,5ha); diện tích chưa thành rừng là 42.405,5ha. Hiện, rừng đặc dụng 32.725ha, rừng phòng hộ 141.321ha, rừng sản xuất 313.6353ha. Nhờ duy trì hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%, nằm trong tốp cao của cả nước.

Công tác trồng rừng được địa phương này  tích cực triển khai, hằng năm trồng được hơn 15.000ha rừng các loại, trong đó 94% là rừng sản xuất. Nhờ đó, giai đoạn 2013-2022, diện tích đất có rừng tăng thêm 26.189ha; năng suất, chất lượng rừng đã từng bước được cải thiện theo từng năm, tỷ lệ che phủ của rừng đến nay đạt 63% tăng 11% so với năm 2013.

Ngành chức năng tỉnh Yên Bái tăng cường công tác quản lý, mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC. Ảnh: TL. 

Ðể nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, hướng dẫn người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế. Địa phương này xác định, chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) là “tấm vé thông hành” để sản phẩm gỗ rừng trồng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là 2 thị trường lớn EU, Mỹ và được xem là cơ hội giúp các địa phương nâng cao năng lực quản trị rừng.  Đến nay, toàn tỉnh có trên 13.051 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng FSC, VFCS/PEFC trên địa bàn các huyện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, doanh nghiệp mà còn giúp bảo vệ môi trường.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, đến hết quý II/2023, diện tích được cấp chứng chỉ rừng mới trên địa bàn toàn tỉnh là 2.335 ha/8.960 ha kế hoạch cấp mới, nâng diện tích được cấp chứng chỉ rừng toàn tỉnh lên trên 13.051/20.000 ha rừng trồng, đạt 65,3% kế hoạch năm. Trong đó, huyện Yên Bình đạt 10.786,1 ha/12.000 ha, bằng 89,9% kế hoạch; huyện Trấn Yên  đạt 1.400,4 ha/3.000 ha kế hoạch, bằng 46,7%; thành phố Yên Bái  đạt 555,2 ha; huyện Lục Yên 309,85 ha/2.000 ha, đạt 15,5% kế hoạch... 

Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai cấp chứng chỉ rừng gặp khó khăn về trình độ quản lý và nguồn kinh phí thực hiện. Phần lớn diện tích rừng trồng của các hộ gia đình, cá nhân còn nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến giá trị kinh tế khi tham gia FSC chưa cao, khó khăn trong công tác tuyên truyền và quản lý của nhóm. Nhiều hộ dân chưa mặn mà với việc tham gia liên kết xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện cấp chứng chỉ rừng  vì lo ngại sau khi có chứng chỉ FSC sẽ bị ép buộc bán gỗ cho công ty và siết chặt quản lý đối với hộ dân. Đồng thời, để đạt được chứng chỉ FSC cần nguồn đầu tư lớn, chi phí thuê chuyên gia tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ FSC định kỳ hàng năm khá cao, vượt quá khả năng của người trồng rừng quy mô nhỏ... 

Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng đã được đưa vào nghị quyết, các chương trình hành động, được xác định là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Do đó, để tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ cấp chứng chỉ rừng bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp như sớm xác định thị trường đối với sản phẩm gỗ rừng trồng để lựa chọn tiêu chuẩn cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững (FSC) phù hợp, đẩy nhanh tiến độ điều tra, rà soát hiện trạng rừng để thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; bổ sung các đơn vị có năng lực và thị trường tiêu thụ sản phẩm tham gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC. 

Ngành cũng yêu cầu các doanh nghiệp cần thực hiện đúng nội dung đã cam kết khi tham gia cấp chứng chỉ rừng; tổ chức kế hoạch thu mua, bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ cho người dân có diện tích rừng tham gia thực hiện cấp chứng chỉ, không để xảy ra tình trạng người dân bán gỗ đã được cấp chứng chỉ FSC với lý do các doanh nghiệp không thu mua, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, thiệt hại về nguồn vốn của doanh nghiệp khi thực hiện cấp chứng chỉ...

Sản xuất gỗ thanh từ gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC cho hiệu quả kinh tế cao. 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 550 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, với tổng công suất ước đạt hơn 1 triệu m3 gỗ sau chế biến mỗi năm; trong đó, có 44 doanh nghiệp và trên 500 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết cho hàng nghìn lao động địa phương, tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thành phố Yên Bái. Mỗi năm sản lượng chế biến gỗ trên toàn tỉnh Yên Bái đạt 500.000 m3 ván bóc, xẻ thanh đạt 90.000 m3, dăm gỗ 140.000 m3, đũa gỗ đạt 700 triệu đôi, viên nén nhiên liệu 40.000 tấn... Sản phẩm phần lớn được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ... Nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ keo, bồ đề, bạch đàn, quế… phục vụ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng, sản xuất bột giấy, ván ép công nghiệp và viên nén.

Theo báo cáo từ Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, sản lượng gỗ rừng trồng qua chế biến xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm trên 30% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi đó sản phẩm tồn kho tăng cao. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng trưởng của toàn tỉnh; là một trong những nguyên nhân gây hụt thu ngân sách và khiến chỉ số sản xuất công nghiệp không đạt theo kịch bản tăng trưởng.

Để ngành công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát và làm tốt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn để mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; kiểm soát việc cấp phép cho các cơ sở chế biến gỗ theo đúng tiêu chí, đảm bảo quy mô và chất lượng sản phẩm sau chế biến. 

 

 

Hồng Thanh

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline