Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 08:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Yên Bái nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai

Chủ nhật, 21/07/2024 06:07

TMO - Là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, nhiều suối, sông... mùa mưa lũ hàng năm, tỉnh Yên Bái đều hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai. Thực tế này đòi hỏi tỉnh Yên Bái cần xây dựng phương án và sẵn sàng ứng phó rủi ro thiên tai theo từng cấp độ để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, trong năm 2023, trên địa bàn xảy ra 16 đợt thiên tai làm 8 người chết, 01 người bị thương, gây hư hỏng 1.612 căn nhà, thiệt hại 2.301 ha sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, trên 4.641 con gia súc, gia cầm bị chết. Các nhà máy thuỷ điện: Hồ Bốn, Mường Kim, Ma Lừ Thàng bị sạt, bồi lấp bùn đất, ngừng vận hành. 132 cột điện bị gãy, đổ và có nguy cơ sạt lở, 12.500m dây điện bị đứt; 51 trạm di động BTS bị mất liên lạc và thiệt hại tài sản khác... Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2023 khoảng 420 tỷ đồng. 

Trong những năm qua, tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, chuyển đổi mạnh mẽ công tác phòng chống thiên tai từ ứng phó thụ động sang chủ động phòng ngừa; tập trung nâng cao chất lượng dự báo thiên tai. Chính quyền các cấp đã xây dựng phương án và sẵn sàng ứng phó rủi ro thiên tai theo từng cấp độ. Phương án “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) là hết sức cần thiết để chủ động ứng phó hiệu quả hơn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Là tỉnh miền núi có địa hình chia cắt, độ dốc lớn, nhiều suối, sông... mùa mưa lũ hàng năm, tỉnh Yên Bái đều hứng chịu nhiều thiệt hại do thiên tai.

Trạm Tấu là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, dân cư sống phân tán theo các khe suối, hoặc rải rác trên các triền đồi dốc… nên thường bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất. Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, bao quanh là đồi núi; đồng thời là nơi có nhiều con suối lớn chảy qua, như suối Nậm Đông, Ngòi Nhì, suối Xuân, suối Nậm Tộc… nên thường chịu ảnh hưởng bởi cả 4 loại hình thiên tai là ngập lụt, dông lốc, lũ quét và sạt lở đất. 

Trong mùa mưa lũ năm nay, để phòng tránh và ứng cứu kịp thời, hiệu quả các tình huống lũ quét, sạt lở có thể xảy ra, ngoài việc kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn các cấp ngay từ đầu mùa mưa bão, các xã, thị trấn trong huyện còn luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm của các tổ, đội ứng phó nhanh với thiên tai, mà lực lượng nòng cốt là Dân quân, Công an xã, Đoàn thanh niên, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn… 

Thị xã Nghĩa Lộ nằm trong lòng chảo cánh đồng Mường Lò, bao quanh là đồi núi; đồng thời là nơi có nhiều con suối lớn chảy qua, như suối Nậm Đông, Ngòi Nhì, suối Xuân, suối Nậm Tộc… nên thường chịu ảnh hưởng bởi cả 4 loại hình thiên tai là ngập lụt, dông lốc, lũ quét và sạt lở đất. Nhằm chủ động ứng phó với mưa, lũ lớn trong mùa mưa lũ năm nay, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó xác định rõ các khu vực trọng yếu cần đề phòng như nguy cơ bị sạt lở, ngập lụt, lũ quét; xác định các khu vực có khả năng tập kết khi có thiên tai xảy ra. Cùng với đó là chủ động công tác dự báo, cảnh báo tình hình mưa lũ đến người dân.  

Theo rà soát, hiện nay trên địa bàn huyện Yên Bình có 4 khu vực có nguy cơ ngập lụt, 13 khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, 22 vùng có nguy cơ sạt lở đất đá tập trung ở các xã: Tân Nguyên, Phúc An, Hán Đà, Đại Đồng, Phú Thịnh, Bạch Hà, Vũ Linh, Phúc An, Xuân Long… Toàn huyện vẫn còn trên 600 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình xảy ra 3 đợt mưa bão làm 15 nhà bị tốc mái, gẫy đổ hơn 2,8 ha lúa, 15,74 ha ngô, 2,5 ha keo, chìm 5 lồng nuôi cá khoảng 1.000 kg; làm chết khoảng 50 con dê, 300 m đường tại khu vực trung tâm xã Thịnh Hưng bị ngập úng... Ước tổng thiệt hại hàng trăm triệu đồng.    

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, huyện Yên Bình đã tập trung chỉ đạo các cơ quan đơn vị, địa phương từ huyện đến cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp, với phương châm “4 tại chỗ” chủ động phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có thiên tai xảy ra. 

Từ thực tiễn công tác ứng phó, khắc phục hậu quả do lũ quét, sạt lở đất và các tình huống thiên tai gây ra trong những năm qua, bước vào mùa mưa bão năm 2024, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn huyện Yên Bình xác định công tác chỉ huy điều hành phải quyết liệt, khẩn trương; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ sở; phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để cùng triển khai ứng phó.  

Các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động phương án ứng phó với các loại hình thiên tai. 

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái cho biết, toàn tỉnh hiện có 173/173 đơn vị hành chính cấp xã thành lập lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, với hơn 13.000 người tham gia; lực lượng dự bị có trên 62.000 người. Các địa phương đều có phương án huy động thêm lực lượng khi cần thiết và cơ chế hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia ứng phó. 

UBND tỉnh Yên Bái cho biết, bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch và kịch bản ứng phó với các loại hình thiên tai phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, lực lượng chuyên trách luôn được kiện toàn về tổ chức, được thường xuyên tập huấn và tham gia diễn tập có cơ chế phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng vũ trang để tham gia kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó sự cố, thiên tai tại cơ sở. Ngoài ra, Yên Bái đã xây dựng phương án huy động nhân lực từ lực lượng vũ trang, nhất là Công an, Quân đội đóng chân trên địa bàn. Tỉnh chỉ đạo ngành Y tế bố trí đủ lực lượng y, bác sĩ thường trực tại các huyện, sẵn sàng tăng cường cho tuyến xã; huy động công nhân lái máy, lái xe của các doanh nghiệp xây dựng sẵn sàng tham gia khi cần thiết.

Bên cạnh việc huy động các lực lượng tại chỗ tham gia phòng, chống thiên tai, tỉnh Yên Bái đã tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong chủ động và tham gia phòng, chống thiên tai, nhất là quản lý rủi ro do thiên tai dựa vào cộng đồng; gắn trách nhiệm và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các lực lượng tham gia tại cơ sở khi có tình huống thiên tai xảy ra. 

Sở Y tế tỉnh Yên Bái cho biết, đến thời điểm này, ngành Y tế đã rà soát đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ cứu hộ, cứu nạn; cấp bổ sung kịp thời trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho tuyến y tế cơ sở; hướng dẫn chuyên môn, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến xã biện pháp xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và sau thiên tai. 

Về phía ngành điện Yên Bái, nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong mùa mưa bão, Điện lực Yên Bái đã thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu nguy cơ mất an toàn như Trạm biến áp, lưới điện trung hạ thế; kiểm tra, bổ sung thiết bị thông tin liên lạc; lập danh sách, bản đồ các vị trí, khu vực nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Cùng với đó là sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị... để nhanh chóng khắc phục các tình huống xảy ra.  

 

 

Lê Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline