Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Xử lý ô nhiễm dầu bằng chế phẩm sinh học

Thứ sáu, 26/01/2024 08:01

TMO - Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo thành công chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng 4 chủng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu.

Theo đó, nhằm tạo ra được các chế phẩm sinh học có thể xử lý triệt để ô nhiễm dầu bảo vệ môi trường, chi phí thấp, gần đây các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu.” Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá xuất sắc bởi có ý nghĩa thực tiễn và tính khoa học cao.

Ô nhiễm dầu trong môi trường đang ở mức đáng lo ngại do dầu thường có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường. Trong số các quy trình xử lý đã được áp dụng như cơ học, vật lý, hóa học, sinh học... thì quy trình sinh học là một trong những quy trình xử lý triệt để, thân thiện với môi trường và có chi phí thấp. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng 4 chủng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu. Chế phẩm có dạng rắn, có mật độ vi sinh vật đạt > 109 CFU/g. Chế phẩm có hiệu quả loại bỏ hydrocarbon no và thơm >90 % sau 7 ngày thử nghiệm.

Sử dụng 4 chủng vi khuẩn này, bước đầu đã xác định được nhiệt độ lên men tạo chế phẩm là 40 độ C và độ ẩm phù hợp nhất là 40%. Chế phẩm tạo thành có dạng rắn, mật độ vi sinh vật đạt >109 CFU/g. Chế phẩm có hiệu quả loại bỏ hydrocarbon no và thơm đến hơn 90% sau 7 ngày thử nghiệm. Đã xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu và thử nghiệm sản xuất ở các quy mô 20 và 50 kg/mẻ.

Ảnh minh họa. 

So sánh chế phẩm này với các sản phẩm hóa học và sinh học đang có trên thị trường thì có thể thấy chế phẩm này là sự kết hợp của cả 3 phương pháp vật lý (cơ chế hấp phụ), hóa học (sự chuyển hóa các chất) và sinh học (sử dụng vi sinh và giá thể sinh học, không gây ô nhiễm môi trường). Các chế phẩm của đề tài đã được thử nghiệm áp dụng để xử lý ô nhiễm dầu tại các khu vực bị nhiễm dầu tại Việt Nam như Vân Phong, Khánh Hòa, Thường Tín... Theo đánh giá của các chuyên gia, sản phẩm có hiệu quả rất tốt trong việc xử lý các địa điểm bị ô nhiễm xăng, dầu mà trước đây dùng các biện pháp khác rất phức tạp và tốn kém.

Một trong số 4 chủng vi khuẩn sử dụng để làm chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng Sáng chế (số 37596) với tên gọi: “Chủng vi khuẩn Acinetobacter baumanni QN01 thuần khiết về mặt sinh học có khả năng tạo màng sinh học và phân hủy dầu diezen, toluen, naphthalen, phenol và pyren có trong dầu mỏ”. Hiện nay, vấn đề đất và nước bị ô nhiễm dầu đã khá phổ biến, chỉ cần một lượng rất nhỏ hàm lượng các thành phần có trong dầu như styrene, naphthalene, pyrene, phenol... cũng có đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng. Do vậy, cần có các sản phẩm để xử lý nước và đất bị ô nhiễm dầu. Các chất nhũ hóa hoặc các phương pháp vật lý như dùng phương pháp quang phân ly không giải quyết triệt để được vấn đề này và có thể gây ô nhiễm thứ cấp cũng như tốn kém về chi phí vận hành.

Việc sử dụng các sản phẩm sinh học có thể giải quyết triệt để vì sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý là CO2 và H2O, không gây ô nhiễm thứ cấp. Trong số các quy trình phân hủy sinh học, màng sinh học là một trong những quy trình xử lý dầu ô nhiễm hiệu quả, chi phí thấp. Quy trình sản xuất chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2558.

 

 

NP

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline