Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Xử lý nghiêm hành vi xâm lấn, chặt phá cây tại VQG Xuân Thủy

Thứ bảy, 26/08/2023 05:08

TMO - Là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên thời gian qua Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) liên tiếp bị phá hoại bởi các xâm lấn, chặt phá cây, hút cát, dựng chòi trái phép.

Vừa qua, Đoàn công tác gồm đại diện UBND xã Giao Lạc, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải và Đồn biên phòng Ba Lạt tiến hành kiểm tra khu vực đất Cồn Lu thuộc địa giới hành chính xã Giao Lạc giáp ranh với xã Giao Xuân đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm, xâm hại Vườn.

Tại thời điểm kiểm tra, ở phân khu phục hồi sinh thái VQG Xuân Thủy lực lượng chức năng phát hiện khoảng 50 cây ngập mặn bị chặt phá trên diện tích khoảng 240m2; cũng tại vị trí này, xuất hiện loạt cọc tre chăng lưới ngang khu vực cồn cát dài khoảng 100m và một chòi canh được dựng mới bằng 9 cột bê-tông, cao khoảng 4-5m, diện tích khoảng 36m2.

Cây bị chặt phá trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: CH. 

Tại khu vực tiếp giáp địa giới hành chính xã Giao Lạc và xã Giao Xuân huyện Giao Thủy phát hiện 1 máy hút cát không hoạt động, không có người trông giữ, có hố hút cát mới, diện tích khoảng 50m2, sâu khoảng 2m. Đoàn công tác tiếp tục kiểm tra về quản lý địa giới hành chính xã Giao Xuân về hướng Tây Nam khoảng 1km, xuất hiện hố hút cát khoảng 500m2, sâu khoảng 1,5m, có 2 máy hút và 4 máy lái không hoạt động, không có người trông giữ, có một số cây mắm cao khoảng 50-70cm.

Đáng chú ý, các vị trí xuất hiện vi phạm mới cũng là nơi cách đây hơn 2 tháng, cơ quan chức năng đã phát hiện ông Nguyễn Văn Phê (sinh năm 1973, trú tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã tự ý thuê người, huy động máy móc hút cát cải tạo bãi và chặt phá cây phi lao, cây ngập mặn. Ngày 13/6, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy, đại diện Hạt kiểm lâm Giao Xuân Hải đã làm việc với Công an huyện Giao Thủy để cung cấp chi tiết hồ sơ vụ việc vi phạm; đồng thời cung cấp các văn bản pháp lý, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch có liên quan tại khu vực vi phạm để hỗ trợ việc điều tra, xác minh và giải quyết vụ việc.

Cơ quan chức năng huyện Giao Thủy xác định, việc ông Nguyễn Văn Phê tự ý cải tạo bãi bồi, bơm hút cát đã làm thay đổi cảnh quan môi trường, lập địa tự nhiên bãi bồi của Vườn quốc gia Xuân Thủy; gây thiệt hại khoảng 460m2 diện tích cây rừng ngập mặn tái sinh, khoảng 4.000m2 cây phi lao bị chặt phá và khoảng 4.220m2 đất bãi bồi đã bị tự ý cải tạo. Trước việc cố tình tái diễn hành vi phá hoại Vườn quốc gia Xuân Thủy, các cơ quan chức năng huyện Giao Thủy và tỉnh Nam Định đang khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ vi phạm, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Đổ cát xâm lấn trong Vườn quốc gia Xuân Thủy. 

Năm 2022, Vườn quốc gia Xuân Thủy phối hợp với Hạt Kiểm lâm Giao Xuân Hải, Đồn Biên phòng Ba Lạt và UBND xã Giao Xuân tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp cho các hộ nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn xã, yêu cầu các hộ có hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản tại khu vực ký cam kết không được lấn chiếm, chặt phá diện tích cây ngập mặn và cây phi lao tái sinh tại Phân khu phục hồi sinh thái Cồn Lu thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Ðịnh cho biết, từ tháng 11/2011 đến tháng 8/2012 đã phát hiện, xử lý 13 vụ phá rừng; khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp, phạt tiền 110 triệu đồng. Tổng diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bị xóa sổ lên đến gần một ha. Nghiêm trọng hơn, tại vùng lõi của Vườn quốc gia cũng bị xâm hại, chặt phá cây ngập mặn để làm diện tích nuôi trồng thủy sản. UBND huyện Giao Thủy đã có văn bản ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại bãi bồi ven biển và ngăn chặn chặt phá rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tuy nhiên đến nay, tình trạng nêu trên vẫn chưa chấm dứt. 

Vườn quốc gia Xuân Thủy ở Nam Định là một trong các khu rừng ngập nước quan trọng của Việt Nam, và được xem là không gian của hiều loài chim di cư quý hiếm, trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Đây còn là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, nơi cư trú của các loài chim nước) đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, từ năm 1989. Đến tháng 12/2004, UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng là khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó Vườn quốc gia Xuân Thủy ở khu vực trung tâm.

Đây là khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, nơi sông Hồng đổ ra biển (gọi là cửa Ba Lạt) và có ranh giới phía Nam là sông Vọp; thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Với diện tích vùng bảo tồn rộng 7.100ha, bao gồm vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh và vùng đệm rộng 8.000ha, trong đó có gần 3.000ha rừng ngập mặn.

Thực vật ưu thế trong rừng quốc gia Xuân Thủy là loài cây Trang, Bần, Tra và Ô rô mọc tự nhiên rải rác khắp khu vực. Riêng trên Cồn Lu, cây Phi lao được trồng với diện tích lớn, đây là sinh cảnh quan trọng cho các loài chim rừng di cư. Ngoài ra, các loài rong thuộc 2 ngành rong đỏ và rong xanh có giá trị kinh tế cao, nhất là loài Rong câu chỉ vàng.

Hệ động vật ở đây nổi bật với gần 220 loài chim. Đặc biệt, số lượng chim nước ghi nhận được trong mùa chim di cư lên tới 30.000 - 40.000 cá thể. Một số loài chim quý hiếm như: cò thìa, rẽ mỏ thìa, choắt chân màng lớn, choắt đốm đen, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc, te vàng, mòng bể mỏ ngắn, bồ nông, cò lạo ấn Độ...

 

 

 

Minh Tâm

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline