Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 06/10/2024 04:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Chủ nhật, 06/10/2024

Xây dựng Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng sạch vào năm 2030

Chủ nhật, 07/07/2024 06:07

TMO - Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng sạch của miền Trung vào năm 2030 là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong gian đoạn 2021-2030.

Quảng Trị có vị trí địa kinh tế - chính trị quan trọng, là giao điểm của trục kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây, có điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy, trong đó có các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia; đặc biệt tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), tuyến đường xuyên Á ngắn nhất nối các nước trong khu vực từ Myanmar - Thái Lan - Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến miền Trung Việt Nam và mở rộng ra khu vực ASEAN. 

Tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây được Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) quan tâm đầu tư và đánh giá là một lợi thế nổi trội để tỉnh Quảng Trị mở rộng hợp tác, tăng cường liên kết kinh tế, phát triển giao thương, trao đổi hàng hóa với cả nước và các nước trong khu vực.

Những năm gần đây, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề quan tâm của Việt Nam cũng như toàn cầu, Chính phủ đã kịp thời, nhạy bén ban hành nhiều quyết sách, chủ trương nhằm khuyến khích phát triển các loại hình năng lượng tái tạo. Đây chính là cơ hội và bước ngoặt để tỉnh Quảng Trị nhận diện rõ hơn về tiềm năng, lợi thế vượt trội của địa phương. 

Quảng Trị hướng đến phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp năng lượng tái tạo là 1 trong 3 trụ cột chính để phát triển tỉnh trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương với phương châm biến bất lợi trở thành lợi thế. Vì vậy, Quảng Trị đã kêu gọi và thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư điện gió vùng phía tây của tỉnh, nơi trước đây là chiến trường và hiện nay là những công trình công nghiệp hiện đại, mang lại những lợi thế mà hiếm tỉnh thành nào có được.

Tỉnh Quảng Trị cũng đã chủ động trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét, đưa vào Quy hoạch điện VIII 60 dự án điện gió trên bờ với tổng công suất 4.600MW, 3 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 2.600MW, 19 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.400MW, hơn 2.000MW các dự án thủy điện tích năng và khoảng 4.500MW các dự án điện khí.

Riêng huyện miền núi Hướng Hóa hiện có 31 dự án điện gió được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đã và đang triển khai đầu tư xây dựng với tổng công suất hơn 1.177MW, trong đó có 19 dự án có công suất phát điện thương mại hơn 671MW đã hoàn thành, đưa vào vận hành. Theo tính toán, khi tất cả 31 dự án điện gió đi vào hoạt động, hằng năm Quảng Trị thu ngân sách thêm được gần 600 tỷ đồng. Dự án Nhà máy điện gió Hải Anh dự kiến sẽ được phát điện thương mại (COD) trước ngày 30/9/2024.

Quảng Trị hướng tới mục tiêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch của miền Trung vào năm 2030. Ảnh: VT. 

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã phát huy tiềm năng, lợi thế, nhất là điều kiện tự nhiên, khí hậu đất đai, biến những khó khăn thành lợi thế để phát triển năng lượng trên địa bàn. Địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực, điện gió. Qua đó, nhiều dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để triển khai thực hiện, trong đó tập trung thu hút các dự án đầu tư phát triển năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo.

UBND tỉnh đã bám sát thực tế, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời ban hành một số văn bản liên quan đến điện lực và năng lượng để chỉ đạo, điều hành. Các văn bản này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan chuyên môn trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý các dự án điện lực và năng lượng. 

UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, để trở thành "Trung tâm năng lượng miền Trung", trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị phấn đấu hoàn thành và phát điện thương mại khoảng 1.500 - 3.000MW giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 6.000 - 10.000MW giai đoạn đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII; Chương trình hành động số 15-CT/TU ngày 27/4/2021 của Tỉnh uỷ Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 27/4/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị. 

Địa phương này tiếp tục triển khai nhiều chiến lược kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất và đầu tư các dự án năng lượng trên địa bàn; tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện…; Đồng thời, tập trung quy hoạch, triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải kết nối trong nước và các nước lân cận nhằm phấn đấu hoàn thành và phát điện thương mại khoảng 2.500 - 3.000 MW giai đoạn đến năm 2025 và khoảng 9.500 MW giai đoạn đến năm 2030.

 

 

 Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline