Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023

Thứ ba, 14/02/2023 11:02

TMO - Để thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng trong năm 2023, Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ, phòng chống cháy rừng tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.

Đồng Tháp có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là hơn 12.380 ha; trong đó, diện tích đất có rừng khoảng 6.161 ha, diện tích khác (đất trống, đồng cỏ, mặt nước) là 6.224 ha. Diện tích rừng phân bố trên địa bàn 04 huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, với tỷ lệ che phủ rừng là 1,69%. Hiện nay, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh là 7.654,49 ha, gồm Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quít, Khu di tích Gò Tháp; Rừng phòng hộ với diện tích 1.081,36 ha, gồm rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười và rừng phòng hộ biên giới Dinh Bà; Rừng sản xuất: 3.596,97 ha, gồm rừng tràm Gáo Giồng, Trại thực nghiệm nông lâm nghiệp Động Cát, dự án Hồ rừng, rừng tràm của Phòng Hậu cần - Công an tỉnh... 

Trong năm 2022, các lực lượng lượng chức năng và chủ rừng phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra và tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; tuần tra, kiểm soát, trực phòng cháy chữa cháy rừng 24/24 kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết; do đó, các vụ cháy đều được phát hiện sớm, triển khai lực lượng chữa cháy kịp thời, mức độ thiệt hại do cháy rừng xảy ra thấp. Các chủ rừng chủ động tổ chức triển khai tốt phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2022 hiệu quả, phù hợp điều kiện và nguồn lực tại chỗ.

Tuy nhiên, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, diện tích rừng phân bố rải rác không tập trung, tiếp giáp đất nông nghiệp, lộ giao thông và khu dân cư nên việc kiểm soát toàn bộ khu vực, nhất là công tác quản lý đối tượng xâm nhập vào rừng trái phép gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền được tổ chức thường xuyên, tuy nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim vẫn còn xảy ra các hành vi vi phạm về chăn thả gia súc vào rừng trái phép; một số đối tượng lén lút xâm nhập trái phép để đánh bắt thủy sản, động vật rừng vào ban đêm nên khó phát hiện xử lý triệt để, đôi lúc đối tượng xâm nhập theo từng nhóm đông người và có hành vi chống đối lại lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. 

Lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, xử lý thực bì tạo thành lớp thực vật dày rất dễ cháy khi bắt lửa. Ảnh: MN 

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng trong năm 2023, Ban Chỉ đạo An toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ, phòng chống cháy rừng tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.

Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng huyện quan tâm, chỉ đạo các chủ rừng trên địa bàn tổ chức phát quang vệ sinh các bờ bao, bờ kênh, tỉa thưa vệ sinh rừng, chủ động điều tiết nước hợp lý để giữ ẩm; nạo vét thông thoáng các kênh mương tạo thuận lợi cho việc vận chuyển lực lượng, trang thiết bị chữa cháy ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng. Khi thực hiện việc đốt vật liệu cháy (đốt chủ động), các đơn vị quản lý rừng phải xây dựng kế hoạch cụ thể; bố trí lực lượng, trang thiết bị chữa cháy ứng phó kịp thời không để cháy lan vào rừng; không tổ chức đốt chủ động vật liệu cháy tại thời điểm dự báo cháy rừng cấp IV, cấp V.

Thực hiện tốt nguyên tắc “Phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời”; khi xảy ra cháy rừng, công tác chữa cháy phải khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời theo phương châm bốn tại chỗ "Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ" nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng cháy lan trên diện rộng. 

Các Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng cơ sở phải lập kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác chữa cháy; củng cố lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, tổ chức tuần tra kiểm soát, bố trí lực lượng trực 24/24 tại Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, các trạm, chốt, đài quan sát để phát hiện cháy sớm, triển khai lực lượng dập tắt kịp thời. 

Các đơn vị quản lý rừng chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bố trí lực lượng trực 24/24 các tháng cao điểm mùa khô; phối hợp chặt chẽ lực lượng Kiểm lâm, Công an, Quân sự tại địa phương tổ chức tuần tra kiểm soát, tập trung tại các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập trái phép vào rừng, gây cháy rừng. Phối hợp UBND các xã có rừng và các hộ dân sản xuất nông nghiệp ven rừng thống nhất lịch đốt vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch lúa; chuẩn bị lực lượng, máy móc thiết bị ứng trực sẵn sàng để xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng cháy lan vào rừng. 

Các đơn vị quản lý rừng chủ động các phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống cháy rừng trên địa bàn tỉnh. 

Các chủ rừng có tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái phân công người hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa khi đưa khách vào rừng tham quan; các chủ rừng có tổ chức khai thác rừng trong mùa khô quản lý chặt chẽ người ra vào rừng, việc sử dụng lửa sinh hoạt trong và ven rừng. Vườn quốc gia Tràm Chim tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập trái phép khai thác tài nguyên rừng gây cháy rừng; phối hợp với lực lượng Kiểm lâm xử lý nghiêm hành vi chăn thả gia súc trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, các khu vực mới trồng rừng; tiếp tục thực hiện công tác trục băng phòng cháy chữa cháy rừng theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Rừng phòng hộ biên giới Dinh Bà, Rừng phòng hộ Bắc Tháp Mười, rừng tràm Gáo Giồng tăng cường lực lượng bảo vệ rừng, trang thiết bị chữa cháy để đảm bảo cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023 theo phương châm bốn tại chỗ. Rừng phòng hộ biên giới Dinh Bà quan tâm việc trang bị phương tiện chữa cháy rừng và quản lý chặt các hộ dân sản xuất nông nghiệp ven rừng đốt vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch không để xảy ra cháy lan vào rừng.

Khu di tích Gò Tháp tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tập trung vào các khu vực đầu tư, thi công các công trình, các ngày tổ chức lễ, hội; quản lý chặt các đối tượng sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong thi công, sinh hoạt; không để xảy ra cháy, cháy lan vào rừng, đề nghị thu dọn vật liệu cháy tuyến đê bao bờ tây khu di tích giáp các khu du lịch hiện nay...

 

 

Thu Hồng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline