Hotline: 0941068156

Thứ năm, 25/04/2024 10:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ năm, 25/04/2024

Xây dựng, kiện toàn lực lượng phòng chống thiên tai

Thứ sáu, 02/06/2023 07:06

TMO - Trước diễn biến bất thường của tình hình thiên tai, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh triển khai các giải pháp nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ thông qua việc xây dựng, kiện toàn lực lượng phòng chống thiên tai nhằm ứng phó hiệu quả với thiên tai, phát huy ý thức tự giác và tính chủ động phòng, chống thiên tai của cộng đồng.

Cà Mau là một trong những tỉnh đang chịu tác động nghiêm trọng nhất của nhiều loại hình thiên tai như nước biển dâng, sạt lở bờ sông và bờ biển, hạn hán, ngập úng, mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới... Cùng với đó, địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông ngòi chằng chịt, dân cư thưa thớt lại có hơn 77% dân số sống ở các vùng nông thôn… cũng sinh ra nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phòng chống thiên tai.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Cà Mau, từ nay đến tháng 7/2023, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông khả năng ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,5 độ C, trong tháng 5/2023 vẫn còn khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất từ 34 -36 độ C, tổng lượng mưa từ tháng 5/2023 - 7/2023 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; từ tháng 5/2023 - 6/2023 mực nước đỉnh triều ở mức thấp nhất trong năm theo quy luật triều, ít có khả năng lên cao, qua tháng 7/2023 mực nước bắt đầu lên cao trở lại; tình hình xâm nhập mặn trên các sông, rạch trong tỉnh trong thời gian còn lại của mùa khô năm 2023 ở mức thấp hơn cùng thời kỳ các tháng đầu năm 2022.

Ðể công tác phòng chống thiên tai đạt hiệu cao nhất, thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm xây dựng và kiện toàn lực lượng phòng chống thiên tai. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó thiên tai cho lực lượng làm công tác phòng chóng, đặc biệt là lực lượng xung kích cấp xã và người dân tại địa phương.

Theo thống kê, đến nay 101/101 xã, phường, thị trấn của tỉnh được củng cố, kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai với tổng lực lượng trên 9.500 người được trang bị gần 49 nghìn dụng cụ, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó mọi tình huống thiên tai. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng với chính quyền địa phương huy động phương tiện, lực lượng, vật tư hộ đê theo phương châm "4 tại chỗ".

Các địa phương chú trọng xây dựng, kiện toàn lực lượng chủ động các phương án phòng chống thiên tai nhất là mưa lũ, sạt lở. Ảnh: NP. 

Địa phương này xác định, nâng cao ý thức, sự hiểu biết và kỹ năng phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại, khắc phục hậu quả thiên tai cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm chủ động trong công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn. Theo đó, cùng với  tổ chức huấn luyện thực hành, hàng năm tỉnh triển khai nhiều lớp tập huấn, hội thảo quanh vấn đề phòng chống thiên tai. Chỉ tính riêng trong năm 2022, toàn tỉnh đã tổ chức trên 16.179 cuộc tập huấn, hội thảo, vận động… với trên 494.147 người tham dự. Ngoài ra, còn tiến hành in ấn, cấp phát trên 77.711 tờ rơi, áp phích, băng rôn… tuyên truyền kỹ năng phòng chống thiên tai, thông tin thời tiết, cảnh báo hàng hải, bão, áp thấp nhiệt đới, sạt lở… 

UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị trong tỉnh củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; thống nhất trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, lấy lực lượng dân quân tự vệ làm nồng cốt.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai. Tăng cường phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, nâng cao năng lực tiềm kiếm cứu nạn trên biển, gắn với phát triển đội tàu cứu hộ, cứu nạn của tỉnh.

Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt; phân công trực ban, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai, chỉ huy, ứng phó kịp thời. Kiện toàn tổ chức bộ máy Qũy phòng, chống thiên tai tỉnh; tổ chức thu Qũy đạt kế hoạch; quản lý, sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng quy định. Thường xuyên rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại, nâng cao năng lực ứng phó, kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sông.

Xây dựng các trường học kết họp làm nơi tránh, trú bão cho người dân; tiếp tục thực hiện Kế hoạch kiên cố hóa trường lớp theo chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư xây dựng các trường có khả năng chống chịu và giảm nhẹ trước tác động của thiên tai. Đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở y tế địa phương, đảm bảo phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trong các tình huống thiên tai.

Trước diễn biến bất thường của tình hình thiên tai trên địa bàn, tỉnh Cà Mau chú trọng đầu tư hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn tăng về số lượng, đặc biệt là đầu tư theo hướng trạm đo tự động. Nhờ đó, công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai đã nâng cao hơn độ tin cậy, sát với thực tế, cơ bản đáp ứng yêu cầu trong chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai.

Tỉnh còn kết hợp phương án cắm 664 biển cảnh báo tại 498 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm để cảnh báo cho người dân biết và phòng tránh thiên tai. Mặc dù, công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai trên địa bàn tỉnh thực hiện khá tốt, nhưng đối với một số loại hình thiên tai như: dông lốc, sạt lở đất..., thường khó dự báo chính xác, chưa kể việc thông tin đến người dân còn nhiều khó khăn do địa bàn rộng và bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch. Ngoài ra, tỉnh có gần 52 km đê được kiên cố hóa, có hơn 26 km đê đất và có tổng chiều dài kè bảo vệ bờ biển trên 56 km. Hiện, các tuyến kè bảo vệ bờ biển ở Cà Mau cơ bản ổn định trước sự huy hiếp bởi sóng to, gió lớn kết hợp nước biển dâng cao.

Diễn tập phòng chống thiên tai được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai thường xuyên, nâng cao năng lực ứng phó. 

Trong năm 2022, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến bất thường. Trong năm, đã xuất hiện 7 cơn bão trên biển Đông và 2 áp thấp nhiệt đới và 12 đợt triều cường. Qua đó, làm 1 người chết, 1 người bị thương, 8 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm, hơn 1500 căn nhà bị thiệt hại, tổng thiệt hại gần 38 tỷ đồng.  Riêng năm 2022, tỉnh đã mua sắm, phân bổ bổ sung thêm trên 9.200 dụng cụ, thiết bị từ ngân sách và nguồn hàng dự trữ quốc gia. Đến nay, đã có 1.679 hộ vùng bị sạt lở đất, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai đã được tái định cư ổn định cuộc sống.

Năm 2023, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tập trung kiện toàn bộ máy của Ban chỉ đạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống thiên tai; đầu tư mua sắm các trang thiệt bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nâng cấp hệ thống đê điều, công trình phòng, chống thiên tai; thực hiện tốt công tác thu nộp, quản lý quỹ phòng, chống thiên tai để người dân, doanh nghiệp đồng thuận thực hiện.

Tiếp tục rà soát nhu cầu đầu tư, danh mục công trình đê, kè ven sông, ven biển, công trình thủy lợi, các dự án tái định cư trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực ưu tiên thực hiện tại những nơi bức xúc, khẩn cấp. Chủ động các biện pháp phòng chống lốc xoáy, triều cường nước dâng. Tập trung thu đúng, đủ quỹ phòng, chống thiên tai; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác phòng, chống thiên tai. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch ứng phó thiên tai và hướng dẫn sản xuất cho các địa phương.

 

 

Đức Hòa 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline