Hotline: 0941068156

Thứ tư, 17/04/2024 06:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ tư, 17/04/2024

Xây dựng đô thị thông minh hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững

Thứ sáu, 14/10/2022 08:10

TMO - Đồng Nai là một trong gần 20 tỉnh, thành phố tiến hành thực hiện đề án đô thị thông minh sớm nhất cả nước. Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành đô thị thông minh để hướng tới tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững.

Hiện nay, Đồng Nai đã bước đầu triển khai một số ứng dụng giám sát, điều hành thông minh như: thành lập trung tâm điều hành giao thông để tập trung giám sát hành trình xe buýt, hệ thống camera giám sát giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông, giám sát nguồn nước thải thông qua hệ thống trạm quan trắc tự động.

Theo UBND tỉnh, trong những năm qua, Đồng Nai đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn Đồng Nai đã được đẩy mạnh và đạt được những kết quả khả quan. Nhiều năm liền, Đồng Nai luôn nằm trong số các tỉnh, thành phố có chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ở mức khá và là một trong các tỉnh, thành phố đứng tốp đầu của cả nước trong sử dụng văn bản điện tử và thư điện tử. 

Mới đây, UBND tỉnh phê duyệt đề án Phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu hướng tới tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả của tài nguyên, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng cuộc sống của người dân và cung cấp tối đa tiện ích để phục vụ người dân và doanh nghiệp trong phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai trở thành đô thị thông minh với những đổi mới căn bản, toàn diện về hoạt động quản lý điều hành của bộ máy chính quyền tỉnh Đồng Nai hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn. Đồng thời, phát triển Đồng Nai trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới...Các ngành, các lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống của người dân.

Tỉnh Đồng Nai thí điểm xây dựng Trung tâm giám sát điều hành thông minh tại thành phố Biên Hòa và thành phố Long Khánh để có cơ sở đánh giá hiệu quả và nhân rộng 

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát, tỉnh Đồng Nai cũng đề ra mục tiêu cụ thể để triển khai thực hiện cho từng giai đoạn 2022-2025 và 2026-2030. Trong đó, giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn phục vụ phát triển dịch vụ đô thị thông minh bền vững tại tỉnh Đồng Nai. Xây dựng nền móng cho cơ sở hạ tầng cho đô thị thông minh với trung tâm điều hành, nền tảng tích hợp đảm bảo kết nối được với các thành phần của đô thị thông minh, cơ sở dữ liệu tích hợp tiến đến một cơ sở dữ liệu mở.

Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh một số ngành, lĩnh vực ưu tiên: Y tế, Giáo dục, Giao thông, An ninh trật tự, Tài nguyên và Môi trường, An sinh xã hội, Nông nghiệp; Xây dựng hướng đến phục vụ người dân tốt hơn, quản lý điều hành đô thị thông minh, làm cơ sở để mở rộng các lĩnh vực khác trong giai đoạn tiếp theo. Hoàn thiện nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu phát triển chính quyền số, đô thị thông minh.

Giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục triển khai, hoàn thiện các nội dung đã thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025 và mở rộng những lĩnh vực còn lại để đảm bảo chương trình xây dựng đô thị thông minh tỉnh được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh và tất cả các lĩnh vực. 

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hướng tới việc phát triển đô thị thông minh, tăng trưởng xanh UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định về phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, về phạm vi và thành phần quan trắc, mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 thực hiện quan trắc các thành phần như: nước mặt, dòng chảy, trầm tích, nước dưới đất, không khí và đất trên địa bàn TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh và các huyện: Tân Phú, Định Quán, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và Nhơn Trạch.

Về quan trắc tự động và liên tục giai đoạn 2020 - 2025, đối với môi trường nước mặt, Đồng Nai tiếp tục vận hành 11 trạm quan trắc nước mặt tự động; đầu tư lắp đặt thêm 05 trạm quan trắc tự động tại các sông và khu vực nuôi trồng thủy sản. Đối với môi trường không khí, Đồng Nai tiếp tục vận hành 02 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 01 xe quan trắc không khí tự động di động (quan trắc tự động không khí xung quanh tại khu dân cư, nút giao thông và các khu vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh); đề xuất lắp đặt thêm 04 trạm quan trắc không khí tự động cố định. 

Về quan trắc tự động và liên tục giai đoạn 2025 - 2030, đối với môi trường nước mặt, Đồng Nai tiếp tục vận hành 16 trạm quan trắc nước mặt tự động giai đoạn 2020-2025. Còn đối với môi trường không khí, Đồng Nai tiếp tục vận hành 06 trạm quan trắc không khí tự động cố định và 01 xe quan trắc không khí tự động di động, bổ sung 01 vị trí quan trắc tự động liên tục cố định tại nút giao thông Dầu Giây. 

Trong sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT toàn tỉnh hiện có 98 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô gần 19 nghìn ha, bình quân khoảng 200ha/vùng. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt có 92 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô hơn 18,8 ngàn ha; lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có 6 vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao với quy mô 140ha.

Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng đa dạng công nghệ cao như: sử dụng giống mới; ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; ứng dụng khoa học, kỹ thuật để sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế; đưa máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất. Ngoài ra, trong lĩnh vực chăn nuôi, toàn tỉnh có gần 90% tổng đàn heo và tổng đàn gia cầm chăn nuôi trang trại có quy mô công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao như: sử dụng chuồng lạnh, tự động hóa nhiều khâu trong quy trình sản xuất; quản lý hoạt động chăn nuôi bằng các phần mềm hiện đại... 

 

 

Thu Hương 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline