Hotline: 0941068156
Thứ hai, 20/01/2025 12:01
Thứ tư, 15/02/2023 19:02
TMO – Ngoài yếu tố tự nhiên, các hoạt động kinh tế của con người cũng được xem là tác nhân làm gia tăng tình trạng xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.
Xâm nhập mặn hay còn gọi là đất bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Nước biển mang theo lượng muối hòa tan và bị kết cấu của đất giữ lại, tích tụ và gây mặn. Ngoài ra, xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt. Ngắn gọn hơn thì sự xâm nhập mặn là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất.
Thông thường, khi nước biển xâm nhập vào đất liền, lượng nước ngọt từ những con sông thượng lưu chảy về hạ lưu giúp trung hòa nước mặn đồng thời đẩy ngược ra biển. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ xâm nhập mặn) trong những tháng mùa khô, thời tiết không có mưa và nước sông bị bốc hơi do nắng nóng. Điều này khiến lượng nước ngọt không đủ, làm hiện tượng xâm nhập diễn ra.
Xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Do các hoạt động khai thác đất trồng nông nghiệp bừa bãi, mở rộng diện tích phá rừng. Việc xây dựng công trình thủy lợi được thực hiện dày đặc. Cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng nhiều. Và diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh. Ảnh hưởng đáng kể đến kế cấu đất. Các chuyên gia chỉ ra 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn, gồm:
Thứ nhất, hiện tượng nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu. Hiện nay, biến đổi khí hậu toàn cầu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều địa phương. Lượng mưa và nhiệt độ làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm cho các hệ thống tầng ngậm nước, gây ra quá trình xâm nhập mặn; Do hoạt động kinh tế của con người. Tác động rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là làm thay đổi lớn chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối dẫn đến sự suy giảm dòng chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, còn làm gia tăng tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông.
Thứ hai, Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra sự cạn kiệt nguồn nước. Hơn nữa, không có sự bổ sung cần thiết để bù lại lượng nước đã bị khai thác càng làm gia tăng nguy cơ xâm nhập mặn; Do ảnh hưởng của các quá trình nhân tạo, hoạt động thuỷ lợi và sử dụng phân bón hóa học...
Tình trạng thiếu nước ngọt là một trong những thiệt hại to lớn nhất: Người dân không thể sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt như tắm rửa, vệ sinh, giặt giũ do nước muối cho tính ăn mòn cao, gây hư hại hệ thống dẫn nước, vật dụng chứa nước,.. con người tiếp xúc trực tiếp bị nước mặn ăn mòn da tay nghiêm trọng. Không có nước ngọt, nông dân không thể tươi tiêu các loại cây ăn quả, cây hoa màu, lương thực,.. dẫn đến hệ quả việc sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Hơn thế nữa đất nhiễm mặn, gây ra tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cây không thích nghi được môi trường mặn xảy ra vấn đề chết hàng loạt. Việc nuôi trồng các giống thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề bởi hiện tượng xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống người dân và phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bởi xâm nhập mặn gây ra sự thiếu hụt nước cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; Điều kiện vệ sinh không được đảm bảo do thiếu nước sạch dẫn tới nguy cơ cao bùng phát dịch sốt xuất huyết và chân tay miệng; Nước mặn phá huỷ cấu trúc đất, giảm khả năng phát triển của rễ cây, giảm khả năng thẩm thấu và thoát nước trong đất, gây thiếu khí cho sự phát triển của bộ rễ. Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
Bài tiếp: Giải pháp ứng phó, chống xâm nhập mặn
Nguyễn Hữu
Bình luận