Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 12:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Vùng Sừng châu Phi đối diện với nguy cơ hạn hán năm thứ 6 liên tiếp

Thứ bảy, 25/02/2023 06:02

TMO - Trung tâm Dự báo khí hậu và Ứng dụng khu vực Đông Phi (ICPAC) thuộc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi có thể nghiêm trọng hơn trong năm nay. 

Trung tâm Dự báo khí hậu và Ứng dụng khu vực Đông Phi dự báo mùa mưa tại khu vực này từ tháng 3 - 5 tới sẽ ghi nhận lượng mưa giảm và nhiệt độ cao. Thông thường, mùa mưa này đóng góp đáng kể (tới 60%) vào tổng lượng mưa hằng năm ở các quốc gia xích đạo thuộc vùng Sừng châu Phi (bao gồm Djibouti, Ethiopia, Eritrea, Somalia và một phần của Kenya, Sudan, Nam Sudan và Uganda). 

Các nhà khí tượng học và các cơ quan viện trợ lo ngại đợt hạn hán kéo dài và nghiêm trọng chưa từng có hiện nay ở khu vực này có thể nhanh chóng gây ra thảm họa nhân đạo. ICPAC nhấn mạnh tại các vùng của Ethiopia, Kenya, Somalia và Uganda gần đây chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán và đây có thể là mùa mưa thứ 6 liên tiếp có lượng mưa thấp. 

Vùng Sừng châu Phi là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, với các cuộc khủng hoảng ngày càng thường xuyên và dữ dội. Sau 5 mùa mưa liên tiếp ghi nhận lượng mưa thấp, hàng triệu gia súc đã chết, mùa màng bị hư hại và hàng triệu người phải rời khỏi nơi sinh sống để tìm nước và thức ăn ở nơi khác. 

Vùng Sừng châu Phi đối diện với nguy cơ hạn hán năm thứ 6 liên tiếp, làm gia tăng khủng hoảng lương thực, bệnh tật. 

Theo Báo cáo của Chương trình Lương thực thế giới (WFP), biến đổi khí hậu gây hạn hán tệ nhất trong khoảng 4 thập kỷ vừa qua tại vùng Sừng châu Phi. Theo đó, 12 triệu người ở Ethiopia, 5,6 triệu người ở Somalia và 4,3 triệu người ở Kenya đang trong tình cảnh mất an ninh lương thực trầm trọng. Tình trạng đói kém ở vùng Sừng châu Phi còn trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine, phần nào đã làm tăng giá lương thực và nhiên liệu, làm gián đoạn hoạt động tài trợ cho khu vực này.

Trong báo cáo cập nhật tình hình y tế và an ninh lương thực của vùng Sừng châu Phi, WHO cũng cho biết nhiều đợt bùng phát dịch bệnh đang xảy ra tại vùng Sừng châu Phi. Chẳng hạn tại Djibouti, các dịch bệnh sởi, sốt rét, sốt xuất huyết và tiêu chảy cấp đang bùng phát. Tính đến tháng 11/2022, khoảng 546 ca nghi mắc bệnh sởi đã được báo cáo ở nước này. Tỷ lệ lây nhiễm giảm vào cuối năm 2022 nhờ nhiều chiến dịch tiêm chủng được triển khai.

Tại Ethiopia, WHO cảnh báo nguy cơ bùng phát thêm dịch bệnh vẫn cao. Hiện các đợt bùng phát bệnh tả và bệnh sởi được kiểm soát tại các khu vực bị hạn hán. Tính đến ngày 14/12 năm ngoái, khoảng 669 ca mắc bệnh tả với 24 ca tử vong đã được báo cáo. Tại Kenya, 6 khu vực xác nhận bùng phát bệnh sởi. Theo WHO, từ ngày 26/6 – 31/12/2022, đã có 392 ca mắc sởi được báo cáo. Trong khi đó, tại Somalia, nhiều vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán cũng ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh lây qua đường nước, đặc biệt là bệnh tả và bệnh tiêu chảy cấp. 

Để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo, cuối tháng 1 vừa qua, tại Hội nghị thượng đỉnh Lương thực châu Phi, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) cho biết, các đối tác phát triển cam kết tài trợ 30 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực tại châu Phi trong 5 năm tới. Liên minh châu Âu (EU) cuối tháng 1 vừa qua cũng đã tài trợ hơn 71 triệu USD giúp giải quyết khủng hoảng lương thực ở miền Đông và Nam châu Phi.

Tính đến cuối tháng 1 vừa qua, WFP đã nhận được 71,44 triệu USD do EU tài trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực tại 11 quốc gia thuộc miền Đông và miền Nam châu Phi. Phần lớn số tiền tài trợ nêu trên sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng và thực phẩm cơ bản của hàng triệu người dân tại khu vực này.

 

 

Nguyễn Hằng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline