Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 05:11
Thứ tư, 09/03/2022 09:03
TMO – Vựa lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa thu hoạch vụ Đông – Xuân với năng suất cao. Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân lại có xu hướng không tăng theo tỷ lệ (tức năng suất lúa cao nhưng thu nhập của người nông dân lại thấp).
Thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ đông xuân năm 2021-2022 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gieo trồng khoảng 1,5 triệu ha lúa và đã thu hoạch được hàng trăm nghìn ha. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, năng suất lúa năm nay cao hơn thời kỳ năm trước. Đơn cử, vụ đông xuân năm nay, tỉnh Tiền Giang gieo trồng khoảng 50.000 ha lúa với năng suất bình quân đạt khoảng 7,6 tấn/ha (cao hơn vụ trước khoảng 0,6 tấn).
Tuy nhiên, dù năng suất lúa cao hơn nhưng thu nhập người trồng lúa lại giảm đáng kể. Một số nông dân cho biết, vụ này, lợi nhuận thấp hơn so với vụ trước khoảng 30% do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch... đều tăng. Nếu vụ trước, với 1,3 ha lúa, một gia đình có thể thu về khoảng 32 triệu đồng, nhưng năm nay giảm xuống còn 22 triệu đồng, mặc dù đã tiết kiệm phân, thuốc bảo vệ thực vật, giống và tận dụng công lao động trong gia đình.
Nông dân tỉnh Long An thu hoạch lúa.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, vụ lúa đông xuân 2021-2022, trên địa bàn tỉnh gieo trồng khoảng gần 224.000 ha, hiện đã thu hoạch khoảng 50% diện tích, năng suất lúa khô ước đạt 64,2 tấn/ha. Bên cạnh đó, các huyện Tân Thạnh, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường đã gieo trồng được hơn 31.800 ha lúa hè thu 2022.
Theo tính toán của người dân, giá thành sản xuất lúa đông xuân này tăng gấp hai đến ba lần so với vụ lúa hè thu năm 2021. Trong đó, giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu, công lao động tăng cao đã đẩy giá thành sản xuất lên gần 3.400 đồng/kg, trong khi giá bán lúa hàng hóa tại ruộng hiện ở mức khoảng 6.000 đồng/kg lúa chất lượng cao, lúa thường khoảng 5.500 đồng/kg... đã kéo lợi nhuận giảm hơn cùng kỳ năm trước khoảng 10 triệu đồng/ha.
Đánh giá của cơ quan chức năng, trong cơ cấu giá thành sản xuất lúa thì giống chiếm 9%, phân bón chiếm 22%, thuốc bảo vệ thực vật chiếm 16%, công lao động chiếm 28%... Vì vậy, việc nông dân lạm dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đã làm tăng chi phí sản xuất.
Lê Huýnh
Bình luận