Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 13:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Vĩnh Long: Tập trung phòng, chống sâu bệnh trên cây lúa

Thứ tư, 30/03/2022 13:03

TMO – Do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích lúa vụ Đông Xuân 2021- 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện sâu bệnh, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Để phòng trừ, ngành nông nghiệp đã có nhiều biện pháp hóa học, sinh học, đề ra các quy trình kỹ thuật để quản lý. 

Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, sâu bệnh thường xuất hiện trong mùa khô. Chúng phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nắng nóng, ẩm độ không khí thấp. Khi có mưa rào hoặc giông bão, mật số sâu bệnh giảm rõ rệt. Giai đoạn gây hại chủ yếu là ấu trùng ở tất cả giai đoạn của cây lúa. Trên ruộng lúa có 2 triệu chứng do sâu bệnh gây hại. Cụ thể, lá bị biến màu: sâu bệnh gây hại bằng cách chích hút nhựa lá, làm cho lá lúa bị úa vàng và héo dần đi. Nếu mật số cao, lá sẽ vàng, héo và cây sẽ chết nhanh. Bên cạnh đó, trên lá cũng xuất hiện nấm bồ hóng, cản trở sự phát triển của lúa, cây còi cọc và chết sớm. Đồng thời, sâu bệnh cũng làm lá lúa bị biến dạng. 

Tập trung phòng, chống sâu bệnh trên cây lúa.

Để phòng chống sâu bệnh hại lúa, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã hướng dẫn nông dân cách phân biệt, cách gây hại, triệu chứng gây hại của sâu bệnh với các sâu rầy khác trên lúa, ngành chức năng còn hướng dẫn phương pháp, điều tra, cách phòng trừ sâu bệnh. 

Ngoài ra, cần điều tra đồng ruộng thường xuyên, khi phát hiện thành trùng, sâu bệnh, khoảng 30 con/chồi thì phun thuốc hoặc khi một số ấu trùng sâu bệnh khoảng 100 con/chồi ở 30- 40 ngày sau sạ thì phun thuốc sau 3- 5 ngày. Có thể sử dụng thuốc sinh học từ nấm xanh M.a và nấm trắng, B.b để phòng trừ sâu bệnh hại lúa. 

Thường xuyên theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, sau khi thu hoạch lúa, cần diệt sạch cỏ lồng vực và cỏ chỉ xung quanh ruộng để hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh tránh lây lan sang vụ sau. Khi lúa bị nhiễm nặng cần phải giữ mực nước ổn định trong ruộng lúa để giúp cây lúa nhanh hồi phục. Đồng thời, kết hợp biện pháp sinh học, biện pháp hóa học thích hợp: trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch để bảo vệ ruộng lúa; không phun thuốc trừ sâu trước 10 ngày sau khi sạ để giúp cân bằng hệ sinh thái; phun thuốc khi sâu bệnh có mật số cao. 

 

Minh Phụng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline