Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Việt Nam nỗ lực phục hồi và bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ ba, 12/03/2024 07:03

TMO - Việt Nam đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học cùng cộng đồng quốc tế qua các năm.

Trang World Population Review mới đây đã cập nhật danh sách 20 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 14 với chỉ số đa dạng sinh học 221,77. Theo danh sách công bố, Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao về mức độ đa dạng sinh học, xếp sau Indonesia (vị trí thứ 2) và trên Malaysia (vị trí 15). So với thời điểm cuối năm 2022, Việt Nam đã tăng thêm 2 hạng trong danh sách các quốc gia giàu đa dạng sinh học, từ vị trí 16 (tháng 12/2022). Sự thay đổi này cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Theo thống kê của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), đến năm 2023 cả nước đã thành lập 178 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có 34 vườn quốc gia; 59 khu dự trữ thiên nhiên; 23 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; và 62 khu bảo vệ cảnh quan. Tính đến nay, Việt Nam có 9 khu được công nhận là khu Ramsar; 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận; 12 vườn di sản ASEAN - đứng đầu khu vực; 1 vùng chim nước di cư quan trọng quốc tế tuyến đường bay Úc - Đông Á (EAAFP).

Đến năm 2023 cả nước đã thành lập 178 khu bảo tồn thiên nhiên với mức độ đa dạng sinh học cao. 

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới các tuyến đường bay chim di cư và các loài chim đặc hữu với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu, 07 vùng chim đặc hữuĐặc biệt, về hệ động thực vật, đến nay, Việt Nam có khoảng 62.600 loài sinh vật đã được xác định, trong đó khoảng 3.500 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, 1.932 loài động vật có xương sống trên cạn và có trên 11.000 loài sinh vật biển . Hàng năm, nhiều loài mới tiếp tục được phát hiện và ghi nhận có tồn tại Việt Nam.

Diện tích rừng ngày càng tăng lên, nếu như năm 1995 (ngay sau khi Việt Nam gia nhập Công ước ĐDSH), độ che phủ rừng chỉ đạt 28,2% thì đến năm 2022, độ che phủ đã lên tới 42,02%. Đặc biệt, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước...

Việt Nam được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học cao, nhưng cũng đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học đáng báo động. Việc chủ động tham gia vào các Công ước, nỗ lực chung mang tầm quốc tế có ý nghĩa trong việc ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học, cũng như hướng tới bảo tồn thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái của Việt Nam.

Về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, thời gian qua, Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, kế hoạch. Trong đó, Việt Nam đã có một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên được thiết lập, theo quy hoạch và chiến lược là 9% diện tích khu bảo tồn trên cạn, 3 - 5% diện tích vùng ven biển. Ngoài việc thúc đẩy mở rộng diện tích các khu bảo tồn, Việt Nam cũng hướng tới áp dụng các biện pháp bảo tồn hiệu quả ngoài khu vực bảo vệ, bảo tồn (OECM) bằng cách lồng ghép các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong các sinh cảnh sản xuất, những sinh cảnh ngoài khu vực bảo tồn.

Việt Nam đã tham gia nhiều Điều ước quốc tế liên quan đến bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, cụ thể như Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (gia nhập vào năm 1987), Công ước ĐDSH (gia nhập năm 1994) và các Nghị định thư trong khuôn khổ của Công ước, Công ước Ramsar về bảo tồn các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar, gia nhập năm 1989), Công ước về thương mại quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (gia nhập năm 1994)…

Chính phủ cũng đã thông qua Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 15/1/2021 ủng hộ Tuyên bố của các nhà lãnh đạo vì thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về ĐDSH trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 75 của Đại hội đồng Liên hợp quốc; hưởng ứng tuyên bố của Liên hợp quốc về “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái” trong giai đoạn 2021 – 2030; tuyên bố về rừng và sử dụng đất trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững như giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì các dịch vụ hệ sinh thái; ủng hộ Tuyên bố Côn Minh tại Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 15 vào năm 2021; ủng hộ và cam kết triển khai thực hiện Khung toàn cầu về ĐDSH sau 2020, với 23 mục tiêu tham vọng toàn cầu cần đạt được đến năm 2030 nhằm giảm suy thoái ĐDSH, từng bước phục hồi thiên nhiên.

Việt Nam tham gia các Công ước quốc tế về bảo vệ đa dạng sinh học. Ảnh: LN. 

Đáng chú ý, năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc triển khai thành công Chiến lược này sẽ đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học. Trong đó, giải pháp ưu tiên là tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực bảo tồn đa dạng sinh học. Hệ thống chính sách, pháp luật cần được rà soát đảm bảo tính hệ thống, thống nhất và cập nhật những yêu cầu mới nhằm thực hiện các cam kết quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Bên cạnh đó, cần chú trọng rà soát và tăng cường năng lực của các tổ chức, nhân lực làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đa dạng sinh học; thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các cán bộ làm công tác bảo tồn ở vùng sâu, vùng xa tại các khu bảo tồn thiên nhiên.

Chiến lược cũng chú trọng việc tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho các cấp, các ngành và toàn xã hội; xây dựng lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên; đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn đa dạng sinh học trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.

Một trong những vấn đề ưu tiên nữa là bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là nguồn ngân sách và xây dựng các cơ chế để huy động nguồn tài chính bổ sung nhằm đáp ứng các nhu cầu tài chính để thực hiện mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Mặt khác, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác quốc tế để huy động nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học một cách hiệu quả; đồng thời, thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với quốc tế. 

Đồng thời, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý để hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, xác định các đối tượng cần phải ưu tiên bảo vệ, bảo tồn từ nay tới 2030; Vấn đề về bảo tồn các loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ; Kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại; Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc đa dạng sinh học…

Tháng 12/2022, Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal (GBF) được thống nhất thông qua. Khung GBF đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng nhằm khôi phục hệ sinh thái cả trên cạn và dưới nước, hướng đến mục tiêu đảo ngược quá trình mất ĐDSH đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu trong vài thập kỷ qua. Việc triển khai GBF là cơ hội để Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm giúp khôi phục những hệ sinh thái đang mất đi và bảo tồn những hệ sinh thái hiện tại của Việt Nam.

 

 

Mạnh Cường 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline