Hotline: 0941068156

Thứ năm, 23/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 23/01/2025

Việt Nam có 9 Di sản Thiên nhiên và Văn hóa được UNESCO công nhận

Thứ ba, 08/10/2024 20:10

TMO - UNESCO luôn đề cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cho rằng sự phát triển thần kỳ của Việt Nam sau chiến tranh là hình mẫu cho nhiều nước khác; hoan nghênh chủ trương của Việt Nam làm bạn với tất cả các nước; đánh giá cao việc dù phát triển song Việt Nam vẫn luôn coi trọng gìn giữ truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc.

Thống kế đến năm 2023, Việt Nam đã có 9 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên và Văn hóa Thế giới, trong đó có 5 Di sản Văn hóa, 3 Di sản Thiên nhiên và 1 Di sản Hỗn hợp. Cụ thể, 5 Di sản Văn hóa gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới (công nhận vào năm 1993); Khu di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam (công nhận vào năm 1999); Đô thị cổ Hội An, Quảng Nam (công nhận năm 1999); Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội – công nhận năm 2010); Thành nhà Hồ, Thanh Hóa (công nhận năm 2011).

3 Di sản Thiên nhiên, gồm: 1 - Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh (công nhận lần đầu vào năm 1994, lần 2 vào năm 2000). Theo đó, năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo vào năm 2000.

Khu vực được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới có diện tích khoảng 434km2, gồm 775 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ - đây là một trong những yếu tố gốc cấu thành nên giá trị di sản, được quản lý, bảo tồn theo Luật Di sản Văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường; Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới; Quy chế Quản lý, Bảo vệ, Phát huy Giá trị Di sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long. Để có một Di sản Thiên nhiên Thế giới như ngày nay, Vịnh Hạ Long đã trải qua lịch sử địa chất gần 400 triệu năm với quá trình tích tụ tầng đá vôi dày, nhiều lần sụt chìm và bị xâm thực bởi nước biển.

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)

2 - Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình (công nhận lần đầu vào năm 2003). Theo đó, Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 201.000ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia khoảng 85.754ha và một vùng đệm rộng khoảng 195.400ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế giới.

Trải qua nhiều thay đổi lớn về địa tầng và địa mạo, địa hình khu vực này hết sức phức tạp. Phong Nha-Kẻ Bàng phô diễn các bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất, giúp các nhà nghiên cứu hiểu được lịch sử địa chất và địa hình của khu vực. Ngày 5/7/2003, tại kỳ họp thứ 27, UNESCO công nhận Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới với tiêu chí giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất, địa mạo.

3 - Quần thể Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh - Quần đảo Cát Bà của Hải Phòng (công nhận vào năm 2023). Theo đó, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận Di sản Thế giới bởi nơi đây có các khu vực với vẻ đẹp thiên nhiên bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ; đỉnh nhọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng với đặc điểm karst liên quan như các mái vòm, hang động. Với Vịnh Hạ Long, đây là lần thứ 3 được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam có 1 Di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận vào năm 2014, đó là Quần thể Danh thắng Tràng An (Ninh Bình). Theo đó, với những giá trị đặc sắc nổi bật về thẩm mỹ, cảnh quan, địa chất, địa mạo và truyền thống cư trú của người tiền sử, Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào tháng 6/2014, trở thành Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây có nhiều di tích danh thắng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

UNESCO đánh giá cao về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Theo đó, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Pháp, chiều ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm Trụ sở UNESCO tại Paris (Pháp) và có cuộc trao đổi, làm việc với Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề cao vai trò, đóng góp của UNESCO trong gìn giữ hoà bình, an ninh và thúc đẩy phát triển bền vững trên thế giới thông qua thúc đẩy hợp tác đa phương về giáo dục, văn hoá, khoa học, thông tin và truyền thông. Đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ, đồng hành và hợp tác của UNESCO gần 50 năm qua, bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO những năm qua.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay thăm triển lãm ảnh các Di sản Văn hoá và danh hiệu UNESCO của Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam qua gần 40 năm Đổi mới, khẳng định trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu rộng để đóng góp nhiều hơn nữa vào duy trì hoà bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam, với tư cách là thành viên của nhiều cơ chế quan trọng trong UNESCO, sẽ tiếp tục phát huy vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm tại UNESCO; ủy quyền cho các bộ, ngành hữu quan Việt Nam trao đổi cụ thể với UNESCO để nâng tầm quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa giữa Việt Nam và UNESCO trong thời gian tới và mời bà Tổng Giám đốc quay trở lại thăm Việt Nam.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đề cao hợp tác với Việt Nam trong gần 50 năm qua, đồng thời khẳng định Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất tại UNESCO, bà Audrey Azoulay cảm ơn sự ủng hộ, hoan nghênh cam kết mạnh mẽ và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với UNESCO.

Tổng Giám đốc UNESCO đề cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cho rằng sự phát triển thần kỳ của Việt Nam sau chiến tranh là hình mẫu cho nhiều nước khác; hoan nghênh chủ trương của Việt Nam làm bạn với tất cả các nước; đánh giá cao việc dù phát triển song Việt Nam vẫn luôn coi trọng gìn giữ truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc.

Đề cao vai trò hàng đầu của Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định sẽ ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong công tác ghi danh, bảo tồn bền vững các di sản thế giới, phát huy giá trị di sản, phát triển các ngành công nghiệp văn hoá. Tổng Giám đốc UNESCO cũng khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam về giáo dục, khoa học, thông tin và truyền thông trong thời gian tới…/.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline