Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 14:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Vì sao nhiều công trình xây dựng sai phép vẫn tồn tại?

Chủ nhật, 02/07/2023 12:07

TMO – Kể từ ngày UBND phường Vĩnh Tân ban hành văn bản số 279/UBND – ĐC ra quyết định xử phạt một số nhà xưởng xây dựng sai nội dung giấy phép đã gần 3 tháng. Tuy nhiên, đến nay những công trình này không những vẫn tồn tại, mà còn công khai hoạt động.

 Ngày 09/04/2023 Tạp chí Điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã có bài viết về thực trạng nhiều nhà xưởng xây dựng trái phép trên địa bàn phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên đã gần 3 tháng kể từ ngày UBND phường Vĩnh Tân ban hành văn bản số 279/UBND – ĐC ra quyết định xử phạt một số nhà xưởng xây dựng sai nội dung giấy phép, đến nay những công trình này vẫn tồn tại.

 Khoản 4, điểm c Khoản 15 Điều 16 và Điều 81 Nghị định 16/2022 NĐ – CP xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng  có qui định: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng và xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt, giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh. Hết thời hạn 60 ngày nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm”.

Vậy mà gần 3 tháng tính từ ngày lập biên bản xử phạt đến nay,  phần lớn các nhà xưởng xây dựng sai phép tại  khu vực phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương vẫn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu “mọc” thêm ngày một nhiều hơn thay vì bị cưỡng chế phá bỏ, tháo dỡ, khắc phục hậu quả trả lại hiện trạng đất ban đầu. Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi về công tác giám sát, thực thi pháp luật của chính quyền địa phương nơi đây, đó là vì sao chính quền không thực hiện nghiêm việc cưỡng chế các nhà xưởng xây dựng trái phép, sai nội dung giấy phép xây dựng. Câu trả lời liệu có phải là tình trạng  “nhờn” luật trong trật tự xây dựng có nguyên nhân chủ yếu do chế tài xử lý của cơ quan quản lý chưa quyết liệt, thiếu sức răn đe?

Sau một loạt sai phạm về xây dựng nhà xưởng trái phép tại phường Vĩnh Tân, thì nay tại tờ bản đồ số 22 – thửa đất 1157 (quy hoạch sử dụng là đất ở và trồng cây lâu năm) lại có thêm một công trình nhà xưởng sai phạm “mới”, hiện vẫn đang hoạt động công khai.

UBND phường Vĩnh Tân đã lập biên bản xử phạt hành vi sử dụng đất không đúng mục đích với mức phạt hành chính hơn 48.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng nhà xưởng tại thửa đất 234 (tờ bản đồ số 24) và yêu cầu thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm. Nhưng đến nay đã quá thời hạn 60 ngày công trình vi phạm vẫn còn nguyên hiện trạng.

Tương tự đối với các thửa đất lần lượt 228 (tờ bản đồ 30); 33-82-99-100-101-102-603-604 (tờ bản đồ 34); 817- 818 -819 (tờ bản đồ 41) đều đã có quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng (sai nội dung giấy phép, sử dụng sai mục đích đất). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tất cả những công trình sai phạm trên vẫn không có dấu hiệu thực hiện biện pháp khắc phục là tháo dỡ công trình vi phạm dù đã quá thời hạn cho phép.

Cũng cần nói thêm rằng, với các sai phạm, nếu xử lý không nghiêm, thiếu quyết liệt ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng đặc biệt trong tình hình vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy, các công trình xây dựng trái phép “mọc lên” một cách tràn lan sẽ ảnh hưởng, phá vỡ quy hoạch, nguồn thu ngân sách giảm, dễ dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo của người dân địa phương đối với các chủ thể công trình gây mất an ninh trật tự.

Với mong muốn làm rõ lý do vì sao nhiều công trình sai phạm đến nay chưa thực hiện việc tháo dỡ trả lại nguyên trang ban đầu cũng như tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài nguyên, đất đai trên địa bàn, Phóng viên đã liên hệ đề nghị làm việc với UBND phường Vĩnh Tân. Tuy nhiên, đã hơn một tháng trôi qua đến nay vẫn chưa nhận được hồi âm.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc tới bạn đọc.

 

 

Nhóm PV

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline