Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 11:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Văn Yên (Yên Bái): Nhiều hiểm họa rình rập từ hoạt động khai thác Cao lanh

Thứ bảy, 12/02/2022 18:02

TMO - Theo phản ánh của người dân, khu mỏ Cao lanh Fenspat nằm ngay chân núi, sát đường cao tốc Nội Bài Lào Cai tại khu vực km 161, đoạn qua hai xã Tân Hợp, xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái) hoạt động suốt thời gian dài gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và đi lại của người dân.

Khu mỏ Cao lanh Fenspat nằm ngay chân núi, sát đường cao tốc Nội Bài Lào Cai tại khu vực km 161, đoạn qua hai xã Tân Hợp, xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái).

Phản ánh tới Tòa soạn Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, người dân tại xã Tân Hợp, xã Đông An, huyện Văn Yên (Yên Bái) cho biết, suốt thời gian vừa qua, một công trường khai thác Cao lanh Fenspat theo phương pháp lộ thiên hoạt động một cách triệt để từ sáng sớm đến tối muộn. Doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương tiện cơ giới là máy xúc, ô tô tải trọng lớn... để khai thác như một đại công trường.

Việc khai thác gây bụi bẩn mù mịt; tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Điều đáng nói, con đường giao thông huyết mạch trong khu bị xuống cấp; xe chạy xâm lấn cả con đường khiến người dân khó khăn trong lưu thông, nguy cơ mất an toàn giao thông hiện hữu.

Mỗi lần xe quặng chạy qua, là kéo theo “cơn bão bụi” ập vào người đi đường và ập vào nhà dân.

Theo quan sát của phóng viên, tại khu vực khai thác cho thấy, đồi núi đã và đang bị đào bới nham nhở tạo thành thùng vũng sâu hoắm hàng trăm mét. Điều đáng nói, vị trí khai thác nằm ngay chân núi, sát đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hơn thế, mỏ khai thác nằm lộ thiên nhưng không hề có biển báo, chỉ dẫn, cảnh báo khiến người dân khu vực nơm nớp lo sợ tai họa ập đến bất cứ lúc nào. Tiếng máy xúc, tiếng búa máy rầm rầm hoạt động hết công suất như vang vọng cả vùng trời nơi đây. Sau khi “moi” quặng từ khu vực mỏ, từng đoàn xe ben tải loại có trọng tải từ 5 – 7 tấn ùn ùn chở quặng Fenspats qua hầm chui cao tốc ra bãi tập kết cách chừng 300 mét thuộc địa phận xã Đông An.

Những chiếc xe ben tải nhỏ ì ạch chở quặng Fenspats từ mỏ khai thác qua hầm chui cao tốc ra bãi tập kết.

Tại đây, Cao lanh chất cao ngất ngưởng mà không có biện pháp che chắn. Theo phản ánh từ người dân cho biết, hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, tiêu thụ khoáng sản nơi đây đã diễn ra từ giữa tháng 05/2021, có thời điểm những “núi” Cao lanh được chất cao gần bằng mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Mỗi khi có gió thổi là lớp bụi Cao lanh dày đặc bay tung tóe, hất thẳng vào mặt người đi đường. Thêm vào đó, xe tải trọng lớn hàng ngày ra vào bãi tập kết chở hàng đi tiêu thụ chạy rầm rầm suốt ngày đêm khiến các hộ dân “ăn không ngon, ngủ không yên”, khi nắng thì bụi bặm, mà mưa thì nhầy nhụa, bùn đất chảy lênh láng khắp nơi.

Từ thời điểm tháng 05/2021, hoạt động khai thác, tập kết, tiêu thụ khoáng sản đã diễn ra rầm rộ, những “núi” Cao lanh được chất cao gần bằng mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, không có biện pháp che chắn.

Theo ghi nhận của Phóng viên những ngày cuối năm 2021, hàng chục chiếc xe tải đầu kéo sau khi đã nhồi nhét đắp nén khoáng sản quá tải trọng, sau đó được bịt bạt kín mít và rời bến bãi chạy về hướng cầu Trái Hút xã Đông An và ung dung qua trạm thu phí IC – 14 từ thị trấn Mậu A lên cao tốc Nội Bài – Lào Cai hướng về Hà Nội. Mỗi lần xe quặng chạy qua, là kéo theo “cơn bão bụi” ập vào người đi đường và ập vào nhà dân.

Đoàn xe tải đầu kéo đang được nhồi nhét, đắp nén khoáng sản chuẩn bị rời bãi tập kết đi tiêu thụ.

Điều đáng nói là trong suốt quá trình khai thác cho đến khi được chở đi tiêu thụ, không hề thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng, cũng như chính quyền sở tại?

Phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Hoàng Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Đông An (Văn Yên, Yên Bái) và được cho biết: Khu vực mỏ khai thác Cao lanh thuộc địa phận xã Tân Hợp, còn khu vực bãi tập kết nằm giáp danh giữa xã Đông An và xã Tân Hợp trên đất trồng cây hàng năm. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này lại không hề hay biết hoạt động khai thác, vận chuyển, tập kết, tiêu thụ khoáng sản này là của cá nhân hay đơn vị nào?

Trước vấn đề này, dư luận đặt câu hỏi việc một đơn vị khai thác, vận chuyển, tập kết, tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên, khoáng sản suốt một thời gian dài một cách rầm rộ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà sao chính quyền địa phương lại không hề hay biết?

Sự việc sẽ tiếp tục được thông tin!

Điều 5, Luật Khoáng sản quy định rõ quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác. Cụ thể, địa phương có trách nhiệm phân bổ điều tiết nguồn thu từ hoạt động khai thác để phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương nơi có hoạt động khai thác. Ngoài ra, quy định về việc quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường cũng chỉ rõ: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải để lại cho địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản nhằm phòng ngừa, xử lý những hoạt động ô nhiễm và cải tạo cảnh quan….

Rất nhiều quy định của nhà nước để đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng cho người dân và địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra? Vậy nhưng, thực tế có đúng như vậy hay không thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline