Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Ứng phó xâm nhập mặn hiệu quả nhờ trạm đo mặn tự động

Thứ bảy, 06/04/2024 07:04

TMO - Để đưa ra được dự báo chính xác, nhanh chóng, kịp thời, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư thêm 10 trạm quan trắc, đo mặn tự động, góp phần phòng, chống thiên tai, cảnh báo mặn hiệu quả. 

Hậu Giang là địa phương đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu (BĐKH), các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại cho người dân. Để chủ động ứng phó, ngoài việc tuyên truyền, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ngăn mặn trữ ngọt đảm bảo nguồn nước sản xuất, sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn, mặn; tỉnh Hậu Giang cũng rất quan tâm đầu tư, duy trì hoạt động đo đạc, quan trắc phục vụ cho công tác ứng phó thiên tai, bảo vệ môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh.

Từ đầu mùa khô đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang diễn ra phức tạp, khó lường, tuy nhiên, nhờ đầu tư, vận hành tốt các trạm đo mặn tự động nên Hậu Giang có được thông tin dự báo nhanh, chính xác để người dân ứng phó kịp thời và giảm áp lực cho cán bộ đi đo mặn. Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, toàn tỉnh hiện có 10 trạm đo mặn tự động được phân bổ chủ yếu ở các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của mặn xâm nhập, chủ yếu là ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Các trạm đo mặn tự động này được kết nối với điện thoại thông minh để gửi kết quả đo mặn hàng ngày vào khung giờ cố định được cài đặt từ trước.

Trạm đo mặn tự động đã giúp cho cơ quan chuyên môn của tỉnh, địa phương cập nhật được nhanh và thường xuyên về nồng độ mặn ở các thời điểm trong ngày; từ đó giúp các ngành chức năng thông báo kịp thời để người dân chủ động, cũng như ứng phó hiệu quả trước diễn biến gay gắt, khó lường của tình hình mặn xâm nhập.

Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Hậu Giang cho biết, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hậu Giang đang theo dõi chặt chẽ, liên tục tình hình xâm nhập mặn để tăng cường các biện pháp đảm bảo sản xuất cho người dân. Hiện tại, nồng độ mặn ở Hậu Giang đang diễn biến phức tạp nhưng với việc chủ động triển khai nhiều giải pháp về công trình và phi công trình của ngành chức năng cùng người dân địa phương, đặc biệt phát huy có hiệu quả các trạm đo mặn tự động nên đến thời điểm này, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh không gây ra nhiều thiệt hại về sản xuất của người dân. 

Hậu Giang nâng cao hiệu quả phòng chống hạn, mặn từ các trạm đo mặn tự động. Ảnh: TG. 

Trước đó vào năm 2023, tỉnh Hậu Giang cũng đã đưa vào sử dụng 14 trạm đo mực nước tự động tại các con sông, kênh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đây là kết quả của việc đầu tư bằng nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Hậu Giang. Việc đo mực nước tự động tại các con sông, kênh là một hoạt động quan trọng trong công tác phòng chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các trạm đo mực nước tự động này sẽ thu thập dữ liệu về mực nước của các con sông, kênh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và tự động truyền dữ liệu về cho trung tâm quản lý thủy văn của tỉnh.

Trong quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 9/2/2021 của tỉnh Hậu Giang Về việc phê duyệt chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, đã xác định mục tiêu cụ thể đối với quan trắc môi trường nước mặt lục địa đó là nâng tổng vị trí quan trắc thực hiện đến năm 2025 là 52 vị trí (trong đó có 36 vị trí hiện hữu và 16 vị trí bổ sung mới). Tần suất quan trắc: 06 đợt/năm (tăng 02 đợt so với hiện trạng). Cùng với đó giải pháp chính để thực hiện Chương trình quan trắc giai đoạn 2021 – 2025 trong đó tập trung thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động giai đoạn 2” nhằm nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo chất lượng môi trường tại địa phương.

Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ quan trắc viên hiện có. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành cho quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong quan trắc hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm và vận hành các trạm quan trắc tự động, liên tục.

Trạm đo mặn, trạm quan trắc tự động đã giúp cho cơ quan chuyên môn của tỉnh Hậu Giang nói chung và các địa phương trên địa bàn tỉnh cập nhật được nhanh và thường xuyên về nồng độ mặn ở các thời điểm trong ngày; từ đó giúp các ngành chức năng thông báo kịp thời để người dân chủ động, cũng như ứng phó hiệu quả trước diễn biến gay gắt, khó lường của tình hình mặn xâm nhập. Quan trắc độ mặn trên sông là một trong những giải pháp hàng đầu và rất cần thiết để có được thông tin về độ mặn kịp thời nhằm cảnh báo cũng giảm nhẹ tác hại của tình trạng xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra.

 

 

Huyền Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline