Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 16:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Ứng phó với xâm nhập mặn gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ bảy, 11/02/2023 05:02

TMO - Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20/2/2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức tương đương độ mặn cao nhất tháng 2/2022.

Theo đó, từ ngày 11-20/2, chiều sâu ranh mặn 1‰ có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 65-70km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 50-55km; sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên là 60-72km; sông Hậu là 55-60km; sông Cái Lớn là 25-30km. Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này (11-20/2) có khả năng như sau: Phạm vi xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là 40-45km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 40-47km; sông Hàm Luông, Cổ Chiên là 50-55km; sông Hậu là 40-45km; sông Cái Lớn là 20-25km

Mực nước các trạm trung, hạ lưu sông Mê Công dao động theo xu thế giảm dần và phổ biến ở mức tương đương trung bình nhiều năm (TBNN). Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,50m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,15-0,20m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu, đỉnh triều từ ngày 11-15/2 ở mức trung bình và ít biến đổi dao động trong khoảng 3,6-3,7m; từ ngày 16- 20/2 đỉnh triều dao động từ 3,7-3,98m. Mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu từ ngày 10-20/2 đạt 3,98m (thời gian xuất hiện khoảng từ 14-16h ngày 20/2). Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Phú Quốc), trong khoảng thời gian từ ngày 11-14/2, mực nước cao nhất ngày ít biến đổi, phổ biến dao động từ 1,15-1,21m, từ ngày 15/2 mực nước cao nhất ngày có xu thế tăng dần. Mực nước cao nhất tại trạm Phú Quốc từ ngày 10-20/2 đạt 1,39m (thời gian xuất hiện khoảng từ 01-03h ngày 18/2). 

Các địa phương linh hoạt ứng phó với hạn mặn nhằm bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, dân sinh trong mùa khô năm nay. 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương trong khu vực này cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp 2.

Để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL chỉ đạo, khẩn trương tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam).

Đồng thời, khẩn trương thực hiện trữ nước trong hệ thống kênh, rạch, hồ, ao phân tán, vận hành công trình thủy lợi hợp lý để lấy nước, bảo đảm trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô. Đặc biệt, lưu ý bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu nguồn nước cho sinh hoạt và cây ăn trái. Các tỉnh, thành phố thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất, dân sinh.

Các tỉnh thành của ĐBSCL đã chủ động lên phương án ứng phó, hạn chế thiệt hại cho người dân trong canh tác nông nghiệp, thủy sản. Ảnh: TTX 

Để ứng phó với xâm nhập mặn, nhiều tỉnh thành của ĐBSCL như Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...đã chủ động lên phương án ứng phó để tránh những rủi ro cho người dân trong canh tác nông nghiệp, thủy sản. Cụ thể, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường theo dõi sát tình hình, khẩn trương thực hiện việc trữ nước ngọt, vận hành công trình thủy lợi hợp lý nhằm bảo đảm trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn và cả trong mùa khô.

UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương trong tỉnh tập trung rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn để chủ động ứng phó. Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị ngành chức năng và các địa phương vận hành hiệu quả hệ thống cống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên, ven biển An Biên - An Minh, đê bao U Minh Thượng và đê bao Ô Môn - Xà No phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Để bảo đảm nguồn nước tưới cho vụ lúa đông xuân 2022-2023, vụ hè thu, ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Ngành Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã xây dựng kịch bản rủi ro thiên tai theo hai cấp độ 1 và 2, với các phương án ứng phó cụ thể đối với từng trường hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.

Ðể chủ động ứng phó Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau sẵn sàng lực lượng, trang thiết bị, máy móc các loại để đảm bảo yêu cầu hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn và cả về đảm bảo sản xuất, sinh hoạt của người dân khi cần thiết… Trên địa bàn Cà Mau, hạn hán, xâm nhập mặn thường bắt đầu từ tháng 1 và có khả năng kéo dài đến tháng 6, gây nhiều thiệt hại.

Ngay từ đầu mùa khô 2022-2023, Tiền Giang đầu tư trên 864 tỷ đồng thi công các công trình cống đập ngăn mặn, trữ ngọt cặp theo bờ bắc sông Tiền, gồm: Cái Sơn, Mù U, Hai Tân, Cây Cồng, Phú Phong và Rạch Gầm. Hiện các đơn vị thi công đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cơ bản hoàn thành các công trình trong tháng 6/2023 nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống; nạo vét 544 công trình thủy lợi, kênh mương nhằm đảm bảo nguồn nước sản xuất trong vụ đông xuân 2022-2023.  

Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng cho biết, Sở thường xuyên cập nhật độ mặn trong ngày, lịch vận hành các cống, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin để người dân biết; vận hành các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn để cấp nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp xảy ra hạn, xâm nhập mặn kéo dài; đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống hạn, mặn; xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn, mặn ngắn hạn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước… 

 

Hà Giang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline