Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng

Thứ bảy, 10/09/2022 06:09

TMO - Những năm trở lại đây, lực lượng Kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng cường việc ứng dụng công nghệ, sử dụng các thiết bị giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 646.992,31 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên khoảng 478.791,16 ha, rừng trồng khoảng 153.937,11 ha và rừng trồng chưa thành rừng khoảng 14.264 ha. Từ năm 2020 đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai ứng dụng phần mềm “Hotspot GLA”.

Phần mềm này giúp kiểm tra, phát hiện sớm các điểm cháy rừng qua vệ tinh giám sát 24/24 giờ. Khi phát hiện có đám cháy, hình ảnh từ vệ tinh giám sát sẽ chuyển về máy chủ (đặt tại trụ sở Chi cục Kiểm lâm), thông báo trực tiếp đến điện thoại thông minh đã cài app hoặc email để lãnh đạo địa phương, ngành Kiểm lâm và đơn vị chủ rừng sớm huy động lực lượng dập tắt đám cháy.

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã sử dụng phần mềm cấp dự báo cháy rừng trong những tháng mùa khô. Thông qua số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên về lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ ở 3 vùng: TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa, phần mềm này tự động phân tích hàng ngày, cung cấp cho Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thông báo 2-3 lần/tuần. Nhờ đó, chính quyền địa phương cấp huyện, xã, đơn vị chủ rừng và người dân biết cấp dự báo cháy rừng nơi mình đang sản xuất để có biện pháp ứng phó kịp thời, hạn chế cháy rừng xảy ra. 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh ứng dụng công nghệ, các thiết bị hiện đại trong quản lý, bảo vệ diện tích rừng tại các địa phương. Ảnh: Nguyễn Hồng 

Chi cục Kiểm lâm tỉnh đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, chủ rừng triển khai cài đặt, sử dụng phần mềm “GiaLai FFW” hỗ trợ tra cứu thông tin tài nguyên rừng, thông báo, cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng từ ảnh vệ tinh để chủ động xác minh, ngăn chặn tình trạng mất rừng, cháy rừng trên địa bàn quản lý.

Cùng với các phần mềm do Trung ương và tỉnh đầu tư, hiện nay, các cơ quan chuyên môn và chủ rừng bắt đầu sử dụng những thiết bị công nghệ mới như: flycam, camera giám sát vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. 

Thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai đã chú trọng ứng dụng công nghệ số phục vụ cập nhật, xây dựng bản đồ chi trả, kiểm tra, giám sát diện tích rừng cung ứng trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện phương án chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, Quỹ đã tổ chức tập huấn cho cán bộ UBND xã, thị trấn, cán bộ kiểm lâm địa bàn đưa bản đồ cung ứng dịch vụ chi trả môi trường rừng bằng giấy sang điện thoại thông minh phục vụ cho việc kiểm tra, xác định diện tích rừng một cách nhanh chóng, chính xác.

Nhờ việc triển khai bản đồ số, ứng dụng hệ thống định vị GPS lực lượng quản lý rừng nhanh chóng xác định các diễn biến bất thường của rừng. Từ việc tra cứu trước các ứng dụng trên điện thoại thông minh về thông tin thực địa, lực lượng chuyên môn có thể khoanh vùng, theo dõi và xác định chính xác diện tích rừng cung ứng; các lô, khoảnh, đơn vị chủ rừng, ranh giới lưu vực chi trả;  phát hiện những nơi nghi ngờ có dấu hiệu thay đổi bất thường về hiện trạng, biến động về rừng và đất lâm nghiệp. 

Ngoài ra, việc  ứng dụng bản đồ số, ảnh vệ tinh để theo dõi diễn biến rừng, cập nhật thông tin về phá rừng, cháy rừng đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát diện tích rừng cung ứng dịch vụ chi trả môi trường rừng; hỗ trợ xây dựng bản đồ chi trả của đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, việc số hóa trong công tác quản lý cũng như công tác chuyên môn đã góp phần giúp đơn vị tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí, đảm bảo khoa học, hiệu quả, đồng bộ, chính xác cao. 

 

Vũ Lan

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline