Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 01:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ rừng

Thứ hai, 12/06/2023 08:06

TMO - Theo đánh giá của ngành chức năng, trong lĩnh vực lâm nghiệp ứng dụng công nghế số đã đem lại sự thống nhất, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng…

Cục Lâm nghiệp cho biết, nhờ áp dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường và triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Công tác kiểm soát hiệu quả, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái pháp luật giảm rõ rệt. Các đơn vị chức năng dần kiểm soát được tình trạng xâm hại, lấn chiếm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi rừng sang loại rừng khác và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Đồng thời, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ được duy trì và phát triển thông qua trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.

SMART là bộ công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra được nhiều nước trên thế giới áp dụng một cách chính thức ở cấp quốc gia nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo vệ tại các khu bảo tồn. SMART giúp chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu, phân tích và lập báo cáo về hiện trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trong hệ thống các khu bảo tồn. 

Công cụ SMART có tính ứng dụng cao được phát triển bởi sự hợp tác đa phương giữa các tổ chức bảo tồn và các tổ chức liên quan bao gồm: Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Chương trình giám sát săn bắn Voi trái phép của CITES (CITES-MIKE), Hội động vật Frankfurt (FZS), Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (GWC)...

Được sự hỗ trợ, tập huấn sử dụng của Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF), Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum) đã triển khai ứng dụng SMART kể từ tháng 10/2020.  Đến nay, việc triển khai ứng dụng công cụ này hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn trong việc quản lý và giám sát việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ trong công tác tuần tra, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học. Từ đó, lãnh đạo Khu bảo tồn sẽ có hướng chỉ đạo kịp thời nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm soát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Công tác giám sát, bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm tại Khu BTTN Ngọc Linh được triển khai hiệu quả với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ thông minh (Ảnh minh họa). 

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng khi bắt đầu thực hiện tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng sử dụng công cụ SMART để nhập thông tin tuần tra, cập nhật thông tin trong qua trình tuần tra, khi kết thúc tuần tra, lực lượng bảo vệ rừng kết thúc tuyến tuần tra, xuất dữ liệu tuần tra gửi lên nhóm địa chỉ Zalo để cán bộ phòng tổng hợp, định kỳ hàng tháng trong các cuộc họp giao ban cán bộ phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế xuất Báo cáo tự động gửi lãnh đạo đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành công việc, định hướng nội dung công việc trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua Khu BTTN Ngọc Linh đã đẩy mạnh ứng dụng phần mềm Locus map thay thế cho bản đồ giấy truyền thống. Các bản đồ giấy truyền thống khi lực lượng đi tuần phải mang theo định vị, la bàn, khi cần xác định điểm tọa độ vị trí mất thời gian khá lâu, độ chính xác thấp vì sai số khi thực hiện đo; với sự phát triển của điện thoại thông minh (smartphone), nhiều ứng dụng miễn phí trong sử dụng bản đồ được xây dựng. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế đã tập huấn, cài đặt phần mềm, đưa cở sở dữ liệu bản đồ hiện trạng rừng vào phần mềm cho lực lượng tuần tra bảo vệ rừng trong đơn vị để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ, đến này toàn bộ lực lượng bảo vệ rừng đã được cài đặt, hướng dẫn sử dụng thành thạo phần mềm Locus map.

Phần mềm có những ưu điểm vượt trội như sau: Ứng dụng chạy trên phần mềm điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Androi, sử dụng trong mọi địa hình, điều kiện không có sóng điện thoại; khả năng định vị và lưu đường đi (tracklog) có sai số thấp, hình ảnh chụp trên tuyến tuần tra từ ứng dụng này được gắn trên tracklog của đợt tuần tra; rất tiện lợi và dễ dàng trong việc ghi dữ liệu tuần tra và trích xuất dữ liệu dưới dạng .gpx như GPS với thao tác trực tiếp trên điện thoại; Tích hợp bản đồ hiện trạng rừng một cách trực quan, sinh động phục vụ công tác tuần tra rừng dể dàng.

Với hơn 37.553,68 ha rừng và đất lâm nghiệp được giao, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng bằng các phần mềm chuyên ngành và hệ thống định vị GPS đã giúp Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng.

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline