Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 18:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Ứng dụng công nghệ sản xuất mạ mầm làm thức ăn trong chăn nuôi

Thứ ba, 27/02/2024 11:02

TMO - Hiện nay quá trình đô thị hoá khiến diện tích đất trồng trọt lấy nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp lại. Trước thực tế đó các nhà khoa học tại Việt Nam đã chế tạo thành công hệ thống dây chuyền thiết bị tự động sản xuất mạ mầm làm thức ăn cho gia súc theo quy mô lớn.

Ngành chăn nuôi đang gặp không ít khó khăn như diện tích đồng cỏ tự nhiên để chăn thả gia súc ngày càng thu hẹp; tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra hằng năm dẫn đến nguy cơ thiếu thức ăn thô xanh cho gia súc trở nên thiếu trầm trọng, thuốc bảo vệ thực vật phun rải bừa bãi khiến nguồn cỏ không thể phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu, chế tạo ra một hệ thống trồng trọt thức ăn thô xanh cho gia súc là yêu cầu cấp thiết hiện nay. 

Từ thực trạng trên, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy nông nghiệp (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thống dây chuyền thiết bị tự động sản xuất mạ mầm làm thức ăn cho bò quy mô công nghiệp. Nghiên cứu này đã mở ra hướng đi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi gia súc nói chung và ngành chăn nuôi bò nói riêng. Nghiên cứu cũng góp phần thúc đẩy ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. 

Khoa học công nghệ đã giúp việc trồng trọt trở nên thuận lợi và đơn giản hơn. Ngoài các phương pháp gieo trồng dưới đất truyền thống thì phương pháp thuỷ canh đã và đang được nhiều quốc gia sử dụng bởi năng suất lớn và chất lượng sản phẩm đảm bảo. Tạo mầm thức ăn thô xanh/ thuỷ canh là một hệ thống canh tác mà không sử dụng môi trường đất. Môi trường được sử dụng chỉ là môi trường lỏng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.

Phương pháp này mang đến cách ưu điểm như rút ngắn thời gian, sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp lớn, không tốn nhiều diện tích đất, hạn chế hoặc không cần sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc hoá học. Các sản phẩm thực vật/thức ăn xanh có thể được tạo ra trong suốt cả năm và không phụ thuộc vào mùa vụ. Trước những lợi ích từ phương pháp trồng thuỷ canh /tạo mầm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy nông nghiệp đã đề xuất và được Bộ Công Thương phê duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống dây chuyền thiết bị tự động sản xuất mạ mầm làm thức ăn cho bò quy mô công nghiệp”.

Ảnh minh họa. 

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu tổng quan về bò, về chăn nuôi bò và về công nghệ/thiết bị sản xuất mạ mầm làm thức ăn cho bò trên thế giới và ở Việt Nam. Từ những kết quả thu thập được, nhóm nghiên cứu đã xây dựng nguyên lý, kết cấu của hệ thống, dây chuyền thiết bị thỏa mãn yêu cầu về công nghệ và năng suất, cũng như đáp ứng về tính đồng bộ và tự động hóa trong quá trình vận hành sản xuất.

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được một hệ thống dây chuyền thiết bị mới phù hợp điều kiện ở Việt Nam và tiết kiệm chi phí về kinh tế so với dây chuyền thiết bị nhập khẩu. Hệ thống có khả năng trồng/tạo thức ăn thô xanh (tạo mạ mầm) từ nguyên liệu hạt ngũ cốc như ngô, lúa.  Hệ thống dây chuyền thiết bị này được thực hiện tự động từ khâu ngâm hạt giống, cấp nước, tháo nước, rải hạt ẩm vào khay, chiếu sáng/điều tiết ánh sáng, phun ẩm/tạo ẩm, thông gió, tháo liệu, vận chuyển,....toàn bộ quá trình được thực hiện tự động nhờ hệ thống điện điều khiển và điện - khí nén.

Cùng với đó kết quả khảo nghiệm đo đạc số liệu thực tế ở quy mô công nghiệp, (đối với hạt lúa thường cho tỷ lệ nảy mầm đạt 97,4%; tổng chiều dài của sản phẩm khoảng 137 mm; đối với hạt ngô tỷ lệ nảy mầm đạt 98,7%, chiều dài mầm 155 mm; đối với hạt lúa mì, tỷ lệ nảy mầm đạt 98,2%, chiều dài mầm là 195,3 mm) với năng suất đạt 1,28-1,55 tấn sản phẩm/ngày. Đặc biệt, hệ thống thiết bị tự động sản xuất mạ mầm có thể sử dụng để sản xuất được nhiều loại hạt tạo rau mầm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Hiệu quả thực tế từ thiết bị tự động sản xuất mạ mầm cho thấy, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng thực vật làm thức ăn chăn nuôi không chỉ thể hiện thành công của công tác chuyển đổi số mà còn là lời giải cho bài toán nâng cao hiệu quả cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc.

 

 

Minh Thuận

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline