Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 02:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Ứng dụng bioreactor trong sản xuất giống cây cà phê

Thứ bảy, 26/03/2022 22:03

TMO - Nhằm khắc phục những hạn chế từ phương pháp nhân giống vô tính truyền thống và nuôi cấy mô thông thường trong sản xuất giống cà phê, các chuyên gia tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành nghiên cứu và thực hiện giải pháp: “Ứng dụng bioreactor trong sản xuất giống cây cà phê bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào”.

Bioreactor là một hệ thống bao gồm nhiều bình nuôi cấy (RITA), có một hoặc nhiều hệ thống bơm khí để điều khiển dung dịch ngập chìm theo thời gian đặt cố định, với hệ thống ống dẫn khí, hệ thống màng lọc vô trùng.

Một bình nuôi cấy có dung tích 1 lít gồm có 2 phần: phần trên chứa phôi hoặc cây và phần dưới chứa môi trường. Bơm sẽ cung cấp một áp suất khí vừa đủ để làm dâng môi trường từ phần dưới lên ngăn chứa phôi (cây) phía trên (phần trên) và làm ngập phôi (hoặc cây) trong dung dịch dinh dưỡng, không khí sẽ được cung cấp qua hệ thống cung cấp khí.

Trong thời gian làm ngập môi trường ngăn trên, dòng môi trường chuyển động xoáy ốc từ dưới lên với tốc độ chậm làm cho mẫu cấy xoay trở và các mặt đều được tiếp xúc với môi trường, lượng không khí sau đó được thoát ra bên ngoài thông qua ống thoát có màng lọc không khí. Dinh dưỡng trong bình được duy trì trong suốt thời gian nuôi cấy mà không cần thay mới môi trường, điều này làm giảm mức độ nhiễm nấm, vi khuẩn của các phôi và tế bào trong bình và tăng tỷ lệ phát sinh lá mầm, rễ và sinh khối của cây.         

Ảnh minh họa 

Công nghệ nhân giống cà phê bằng công nghệ bioreactor gồm các công đoạn: Tạo mẫu sạch (chọn mẫu lá không bị sâu bệnh, rửa sạch dưới vòi nước chảy, sau đó nhúng vào dung dịch khử trùng mẫu); tạo tế bào mô sẹo (mẫu lá vô trùng được cấy lên môi trường kích thích phản ứng của tế bào tạo mô sẹo); tăng hệ số nhân tế bào mô sẹo (chọn tế bào mô sẹo có khả năng tái sinh, tăng hệ số nhân đưa vào nuôi cấy trong môi trường lỏng được lắc thường xuyên trên máy lắc).

Công đoạn tái sinh phôi (mô sẹo có khả năng tái sinh phôi được cấy vào môi trường lỏng và được lắc để tạo phôi); tái sinh phôi thành cây (chọn lọc những phôi không bị biến dạng bất thường, có khả năng tái sinh thành cây, đưa vào bình bioreactor để nuôi phôi phát triển thành cây); huấn luyện chăm sóc cây ngoài vườn ươm (cây con được chọn lọc có rễ cọc, 1-2 cặp lá thật đem huấn luyện ngoài vườn ươm và được chăm sóc đạt tiêu chuẩn xuất vườn).

So với phương pháp ghép chồi, phương pháp này tăng tốc độ nhân giống gấp 1.000 – 2.000 lần. So với phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào không sử dụng bioreactor thì giải pháp đã làm tăng hiệu quả về: tỷ lệ phôi chuyển thành cây cao hơn 30%, thời gian rút ngắn 2 - 3 tháng, rễ dài và thẳng, tỷ lệ cây sống khi ra vườn ươm cao 90 - 95% so với 70-75% phương pháp cũ, tỷ lệ cây tạo cặp lá thật cao hơn 20 - 30%, sinh khối cây giống cao hơn.

Đây là giải pháp có tính sáng tạo cao trong ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ có trình độ cao trong nhân giống cây cà phê. Đồng thời cũng là cơ sở để có những nghiên cứu và ứng dụng bioreactor trên các cây thân gỗ khác tương tự cây cà phê trên địa bàn Tây Nguyên như: cacao, điều, bơ, macadamia…

 

Lê Hồng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline