Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 12:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Trường PHCN&DN cho người khuyết tật: Nơi gửi gắm niềm tin cho trẻ

Thứ năm, 21/04/2022 13:04

TMO - Nhiều người đã trìu mến gọi Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu (Hưng Yên) là nơi nâng cánh những "vầng trăng khuyết". Đó là nhận xét mang tính hình ảnh về sự tận tình và hiệu quả chăm sóc, dạy dỗ của đội ngũ cán bộ, giáo viên với những trẻ em khuyết tật dưới mái trường này. Không những thế, nơi đây còn được đánh giá cao về công tác vệ sinh môi trường, tạo tâm lý yên tâm để chữa trị cho đối tượng, thân nhân vững tin khi gửi người nhà vào trường.

Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên với 60 cán bộ giáo viên và nhân viên hành chính phục vụ cho công tác dạy học, nuôi dưỡng, chăm sóc và can thiệp cộng đồng cho 224 học sinh (trong đó, 200 học sinh trong biên chế và 24 học sinh can thiệp ngoài cộng đồng) trên địa bàn 5 huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên gồm các huyện: Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào.

Giờ học văn hóa tại Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

Để giúp cho một trẻ khuyết tật đặc biệt là trẻ bị khuyết tật trí tuệ có thể đọc, viết và làm được một nghề thì phải mất khoảng 7, 8 năm, thậm chí còn lâu hơn nữa. Trong khoảng thời gian ấy các thầy cô giáo của Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu không chỉ đơn thuần là người dạy chữ, dạy nghề mà các thầy cô giáo còn là những người cha, người mẹ thứ hai của các em, chăm sóc cho các em từ miếng ăn đến giấc ngủ cũng như những sinh hoạt thường ngày. 

Bà Nguyễn Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu cho biết:  "Thấy các cháu có hoàn cảnh thiệt thòi như vậy, cán bộ giáo viên nhà trường nuôi dạy các cháu không chỉ bằng trách nhiệm mà còn bằng tình thương. Chúng tôi xác định rõ phải xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất để các cháu học tập đạt hiệu quả cao, vượt qua số phận tật nguyền, từng bước tự lập cuộc sống".

Theo đó, để thực hiện tốt công tác dạy văn hóa, nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc chương trình giảng dạy, đảm bảo giờ lên lớp và học tập của giáo viên và học sinh. Thường xuyên tổ chức tốt các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, các đợt hội giảng đạt kết quả tốt.

Từ đó, đã có nhiều giờ dạy đạt kết quả tốt, giáo viên đã đầu tư thời gian, trí tuệ để xây dựng tiết học sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, phối hợp với giảng viên của Trung tâm giáo dục đặc biệt Quốc gia - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức lớp tập huấn với những chuyên đề để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. 100% học sinh được tham gia học tập trên lớp, 100% trẻ được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ; có nhiều lớp tập huấn kỹ năng sống được tổ chức để nâng cao kỹ năng cho trẻ khi hòa nhập cộng đồng.

Song song với việc dạy văn hoá, việc dạy nghề cho các em là nhiệm vụ rất quan trọng và cũng rất khó khăn. Từ 13 tuổi trở lên các em được học một số nghề như: May, làm hoa lụa, sửa chữa xe máy, cơ khí, tin học... Tổ chức phân các em học sinh vào học tại các lớp học nghề dựa trên khả năng, năng khiếu của từng em học sinh. Năm học 2020-2021,  Trường có 08 lớp nghề: 01 lớp cơ khí, 02 lớp may, 02 lớp tin, 01 lớp hoa lụa, 02 lớp thêu.

Dạy nghề may công nghiệp cho học sinh tại Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật Khoái Châu, Hưng Yên.

Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức, quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng đối với trường nội trú. Đội ngũ làm công tác quản sinh và dinh dưỡng luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ, tạo cho các em có một cuộc sống sinh hoạt tương đối đầy đủ và hợp vệ sinh.

Tổ chức quản lý học sinh 24/24 giờ các ngày trong tuần, trong tháng (kể cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết), đảm bảo an toàn, văn minh, lành mạnh, không để các cháu tự ý ra khỏi khu vực của Trường; ngăn chặn và xử lý kịp thời các tệ nạn xã hội thâm nhập vào Trường; Tổ chức phân phòng ở cho từng em học sinh phù hợp với từng đối tượng, từng loại tật. Từ đó, hầu hết trẻ đều nắm bắt được những kỹ năng tự phục vụ cơ bản cho bản thân ; Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, vui chơi, giải trí ngoài trời, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, xem tivi, đọc sách, báo, giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động giáo dục ngoại khóa khác ngoài giờ lên lớp phù hợp với khả năng và sức khỏe của từng đối tượng; Thường xuyên đôn đốc học sinh ăn, nghỉ đúng giờ, vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt nội quy phòng ăn, phòng ở, ý thức thực hành tiết kiệm, đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh chung trong Nhà trường; Phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan trong quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ; thường xuyên báo cáo tình hình học sinh với lãnh đạo Nhà trường để có biện pháp chỉ đạo giải quyết hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ về chiều cao, cân nặng của trẻ tại trường, phân loại các mức độ suy dinh dưỡng, béo phì, trung bình từ đó có phương pháp chăm sóc hiệu quả để nâng cao thể lực của trẻ; 100% trẻ được uống sữa các ngày trong tuần. Số trẻ được uống sữa có chiều cao và cân nặng tăng lên đáng kể so với trước; 100% trẻ tham gia học tập tại trường được lập sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe, sổ cấp phát thuốc.

Quản lý có hiệu quả tủ thuốc y tế của Nhà trường; kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị, chăm sóc ban đầu cho học sinh bị ốm trong phạm vi khả năng cho phép; kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện đối với những trường hợp ôm nặng, vượt quá khả năng điều trị cho phép, đồng thời thông báo với gia đình học sinh để có biện pháp điều trị, chăm sóc hiệu quả.

Cho học sinh uống thuốc hàng ngày theo đơn của cơ quan y tế có thẩm quyền do phụ huynh gửi như thuốc chữa bệnh động kinh, giảm tăng động …

Xây dựng và triển khai hiệu quả các kế hoạch phòng, chống, lây lan dịch bệnh như dịch đau mắt đỏ, diệt chấy cho học sinh, phòng chống dịch sốt xuất huyết, sốt virut… đặc biệt dịch cúm, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Ngoài ra, công tác dinh dưỡng cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm. Trong đó, nhà trường thường xuyên xây dựng kế hoạch và bố trí thực hiện tốt nội quy bếp ăn tập thể; lên thực đơn theo mùa; Tổ chức chế biến, cung cấp các bữa ăn hàng ngày cho các đối tượng nuôi dưỡng tập trung theo đúng chế độ trợ cấp hàng tháng do UBND tỉnh quyết định, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng định lượng và khẩu phần ăn của học sinh; Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thức ăn, phòng, chống cháy nổ, an toàn, vệ sinh lao động tại nhà ăn, bếp ăn; giữ gìn vệ sinh môi trường; Quản lý tốt tài sản, trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng nhà ăn, bếp ăn; thực hành tiết kiệm than, ga, điện, nước; 100% trẻ được rửa tay sát khuẩn trước khi ăn để phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh.

Trường Phục hồi chức năng và Dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu luôn thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm; giữ gìn vệ sinh môi trường... 100% trẻ được rửa tay sát khuẩn trước khi ăn để phòng tránh dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh.

Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ CNVC nhà trường trong năm 2021 vừa qua, tập thể nhà trường được UBND tỉnh Hưng Yên tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; tặng bằng công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa” 05 năm, giai đoạn 2016-2020; 02 tập thể phòng được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khen thưởng. Ngoài ra, một cá nhân được UBND tỉnh Hưng Yên tặng Bằng khen; sáu cá nhân được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tặng Giấy khen; chín cá nhân đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở năm học 2020-2021; 52 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học 2020-2021.

Có thể nói Trường Phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu chính là “ngôi nhà” mơ ước, là nơi tìm lại nguồn hạnh phúc và là nơi gửi gắm tương lai của trẻ em khuyết tật. Niềm tin khi mà trẻ em khuyết tật gửi vào đây đã được cán bộ, giáo viên nhà trường đáp lại bằng tình thương yêu, bằng trách nhiệm phù hợp với đạo lý tương thân tương ái cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Hy vọng rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều tương lai tốt đẹp mở ra với  trẻ em khuyết tật qua ngôi trường thân yêu này.  

 

Thiên Trường - Kiều Hiếu

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline